3 sai sót thường gặp của doanh nghiệp có đầu tư vốn nước ngoài

Thiết lập hoạt động kinh doanh ở một quốc gia mới là một quá trình phức tạp và có thể gặp những sai sót tiềm ẩn. Bài viết sau đây sẽ mô tả 3 vấn đề mà doanh nghiệp FDI thường có thể gặp sai lầm và một số cách để giải quyết chúng.
3 sai sót thường gặp của doanh nghiệp có đầu tư vốn nước ngoài

SAI SÓT VỀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động kinh doanh theo ngành nghề được cấp phép đầu tư thể hiện tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Sau đây là một số trường hợp sai sót thường thấy liên quan đến tuân thủ ngành nghề kinh doanh:

1. Hoạt động kinh doanh thực tế là bán buôn không cần xin cấp giấy phép bán lẻ nhưng lại có xin cấp giấy phép bán lẻ.

Căn cứ Công văn 4248/BCT-KH ngày 30/05/2018 của Bộ Công Thương hướng dẫn xác định bán buôn / bán lẻ đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

  • Bán buôn là hoạt động bán hàng cho thương nhân, tổ chức khác không bao gồm bán trực tiếp cho người mua để sử dụng vào mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình.
  • Bán lẻ là hoạt động bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để sử dụng cho sinh hoạt cá nhân, gia đình.

Theo đó, quy định đã phân biệt rõ khái niệm về chủ thể mua hàng hóa là bán buôn hay bán lẻ.

Như vậy: Việc phân phối các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng (thức ăn, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, quần áo bảo hộ lao động…) cho các đối tượng khách hàng là nhà máy, doanh nghiệp, các tổ chức… nhằm trang bị cho cán bộ nhân viên hay phục vụ cho hoạt động của tổ chức đó được hiểu là thực hiện quyền phân phối bán buôn và thuộc trường hợp không phải cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ.

2. Có hoạt động bán lẻ nhưng không xin cấp giấp phép bán lẻ tại Sở Công Thương

Trường hợp sai sót 1:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đăng ký ngành bán buôn, bán lẻ và thực tế có hoạt động bán lẻ nhưng không nắm rõ quy định pháp luật nên không tiến hành xin cấp giấp phép bán lẻ tại Sở Công Thương.

Hâu quả:

  • Doanh  nghiệp vướng hành vi kinh doanh trái pháp luật.
  • Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Trường hợp sai sót 2:

Doanh nghiệp có kinh doanh bán lẻ nhưng cho rằng “do có tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài dưới 51%, cho nên không cần xin giấy phép kinh doanh bán lẻ” Đây là hiểu sai.

Doanh nghiệp có vốn góp nước ngoài (bất cứ tỷ lệ vốn nước ngoài nào) cũng phải xin giấy phép bán lẻ.

3. Sản xuất gia công phần mềm nhưng không nắm các quy định có liên quan nên áp dụng sai ưu đãi thuế cho ngành phần mềm

Trường hợp sai sót 1:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gia công phần mềm nhưng không thực hiện đúng các yêu cầu về sản xuất sản phẩm phần mềm nhưng vẫn kê khai hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trường hợp sai sót 2:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm thiết kế website (thiết kế mỹ thuật – frontend) cho khách hàng nhưng cho rằng đây là sản xuất phần mềm (lập trình website) nên vẫn kê khai hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Kết luận: Thiết kế mỹ thuật frontend website không phải là sản xuất phần mềm do đó chịu thuế GTGT 10% và không được hưởng ưu đãi thuế TNDN.

Trường hợp sai sót 3:

Cho thuê phần mềm online nhưng cho rằng đây là hoạt động bán phần mềm nên kê khai Không chịu thuế GTGT và vẫn kê khai hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Kết luận: Cho sử dụng phần mềm online (cloud) là hoạt động cho thuê bản quyền sản phẩm không phải là bán phần mềm do đó chịu thuế GTGT 10% và không được hưởng ưu đãi thuế TNDN.

3. Hoạt động ngoài phạm vi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Doanh nghiệp chỉ được hoạt động kinh doanh theo ngành nghề được cấp phép đầu tư thể hiện tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh mới được hoạt động.

SAI SÓT VỀ GÓP VỐN ĐẦU TƯ

1. Góp vốn đầu tư trễ hạn cam kết

Góp vốn đầu tư trễ hạn quá 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoạt quá hạn theo thờ i gian cam kết ghi tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hậu quả: Ngân hàng không cho góp khi đã quá thời hạn trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Doanh nghiệp phải chịu phạt và điều chỉnh thời hạn góp vốn mới.

2. Góp vốn đầu tư sai tài khoản, sai quy trình

Nhà đầu tư góp vốn sai tài khoản (thường là vào tài khoản thanh toán của doanh nghiệp mà không phải là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp). Quy định góp vốn đầu tư nước ngoài đúng như sau:

Khi góp vốn đầu tư trực tiếp: Phải dùng tài khoản của nhà đầu tư đã đăng ký (Cá nhân hoặc doanh nghiệp nước ngoài) góp vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp mở tại ngân hàng dưới tên doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam.

Khi chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 

Việc thanh toán giá trị chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện như sau:

  • Giữa các nhà đầu tư là người không cư trú hoặc giữa các nhà đầu tư là người cư trú không thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
  • Giữa nhà đầu tư là người không cư trú và nhà đầu tư là người cư trú phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

SAI SÓT VỀ VAY NƯỚC NGOÀI

1. Nhận tiền vay sai tài khoản

Vay nước ngoài nhưng nhận tiền sai tài khoản (nhận vào tài khoản thanh toán thông thường mà không phải là tài khoản vốn hoặc tài khoản vay)

2. Có vay trung dài hạn nhưng không đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trường hợp sai sót 1:

Có vay trung dài hạn nhưng không đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trường hợp sai sót 2:

Khoản vay nước ngoài ngắn hạn trở thành khoản vay trung dài hạn nhưng không biết nên không tiến hành thủ tục đăng ký, bao gồm:

  • Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 (một) năm
  • Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ khoản vay trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

Qua bài viết trên đây, Kế Toán Trí Đức đã giải đáp mọi thông tin bạn cần biết về 3 sai sót thường gặp của doanh nghiệp có đầu tư vốn nước ngoài. Mục tiêu của việc quản trị rủi ro. Cảm ơn các bạn vì đã dành thời gian để xem qua bài viết. Hy vọng với những thông tin trên của bài viết đều sẽ hữu ích với các ban đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *