Phương pháp tính theo giá đích danh
1.Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:
+ Hàng mua đang đi trên đường
+ Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
+ Sản phẩm dở dang;
+ Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
+ Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
2.Theo thông thư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC thì có 3 phương pháp tính giá xuất kho, đó là:
Phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp tính theo giá đích danh
Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất định.
Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp.
Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở doanh nghiệp.
3.Cách tính giá xuất kho theo phương pháp đích danh:
Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính.
Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán;
chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế.
Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra.
Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng,
hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này.
Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.
Ví dụ: Tình hình nhập xuất trong tháng T1/2019 của công ty ATC như sau:
Tồn đầu T1/2019:
NVL A:1.000kg x 11.000đ/kg
NVL B: 500kg x 15.000đ/kg
Ngày 03/1/2019: Nhập kho NVL A: 3.000 kg, Đơn giá 12.000đ/kg
Ngày 10/1/2019:
+ Nhập kho NVL B: 2.000kg, Đơn giá 16.000đ/kg
+ Xuất kho NVL A: 2.000kg
Ngày 15/1/2019: Xuất kho NVL B: 2.000kg
Ngày 25/1/2019: Xuất kho NVL A: 1.000kg
Bài giải: Giá trị xuất trong T1/2019:
Ngày 03/1/2019 xuất kho NVL A: 2.000 x 12.000 = 24.000.000đ
Ngày 15/1/2019 xuất kho NVL B: 2.000 x 16.000 = 32.000.000đ
Ngày 25/1/2019 xuất kho NVL A: 1.000 x 12.000 = 12.000.000đ
– Ưu điểm: Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra: Giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
– Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này: Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Hotline: 0983 337 438
Gmail : tuvanquanlytriduc@gmail.com
Add : KĐT Vinhomes Times City, P Vĩnh Tuy, Q Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
Trân trọng cảm ơn!
———————–
Trí Đức Đồng Hành Và Phát Triển

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *