Hậu quả khi bỏ ngang doanh nghiệp đang nợ thuế

Việc bỏ ngang doanh nghiệp mà chưa thanh lý hết các nghĩa vụ. Đặc biệt là doanh nghiệp đang nợ thuế sẽ dẫn đến những vấn đề như là:
1. Bị tạm hoãn xuất cảnh khỏi Việt Nam đối với Người đại diện pháp luật / Giám đốc doanh nghiệp.
2. Bị áp dụng cưỡng chế;
3. Không được thành lập doanh nghiệp mới;
4. Không thể thực hiện thủ tục doanh nghiệp;
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp với một số lý do khác nhau. Dẫn đến tình trạng nợ thuế mà không đủ khả năng hoặc không chịu hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế. Nhưng cũng không giải thể doanh nghiệp. Theo thống kê, có đến hàng chục nghìn doanh nghiệp đang trong tình trạng nợ thuế. Với số thuế nợ có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Nắm bắt được tình hình. Pháp luật đã có những chế tài phù hợp để doanh nghiệp thực hiện đúng quy định. Và hỗ trợ cho Cơ quan quản lý thuế. Bộ Tài Chính trong quản lý và thu hồi tiền nợ thuế cho Nhà Nước. Vậy khi doanh nghiệp đang nợ thuế mà không tiến hành nghĩa vụ đóng thuế đúng quy định. Thì sẽ gặp những vấn đề gì?

1. Bị tạm hoãn xuất cảnh khỏi Việt Nam khi đang nợ thuế:

– Pháp luật quy định: “Người nộp thuế thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý xuất cảnh. Nhập cảnh về cá nhân, người nộp thuế.”
– Quy trình thực hiện như sau:
a) Sau khi rà soát, đối chiếu, xác định chính xác nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế lập danh sách cá nhân. Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Và gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Đồng thời gửi cho người nộp thuế biết để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi xuất cảnh.
b) Ngay trong ngày nhận được văn bản tạm hoãn xuất cảnh của cơ quan quản lý thuế. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thực hiện việc tạm hoãn xuất cảnh theo quy định. Và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
c) Trường hợp người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì trong vòng 24 giờ làm việc cơ quan quản lý thuế ban hành văn bản hủy bỏ tạm hoãn xuất, và gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để thực hiện hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo quy định.
Trước khi hết thời hạn tạm hoãn xuất cảnh 30 ngày mà người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì cơ quan quản lý thuế gửi văn bản gia hạn tạm hoãn xuất cảnh đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Đồng thời gửi người nộp thuế biết.
d) Văn bản tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh. Hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được gửi qua đường bưu chính hoặc bằng phương thức điện tử nếu đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử. Và được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế. Trường hợp văn bản gửi cho người nộp thuế qua đường bưu chính mà bị trả lại. Và văn bản đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế thì được coi là văn bản đã được gửi.
Do đó, những doanh nghiệp đang nợ thuế mà bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh khỏi Việt Nam cho đến khi hoàn tất nghĩa vụ đóng thuế.

2. Bị áp dụng chế tài cưỡng chế khi bỏ ngang doanh nghiệp đang nợ thuế:

– Các trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế đối với người nộp thuế:

+ Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn. Hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền nộp chậm mà có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản;
+ Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính vi phạm về thuế.
Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày mà Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt, thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế).

Ngoài ra, cũng có thêm một số trường hợp vi phạm dưới đây:

+ Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt hành chính về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: quá thời hạn quy định 90 ngày – tính từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ Kho bạc nhà nước không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế;

+ Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.

– Các biện pháp cưỡng chế mà Cơ quan Thuế sẽ áp dụng đối với Người nộp thuế:

+ Trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
+ Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
+ Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Ngừng sử dụng hóa đơn;
+ Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên;
+ Thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ;
+ Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Trường hợp đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo mà có thông tin. Điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó thì người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền quyết định chấm dứt biện pháp cưỡng chế đang thực hiện và ban hành quyết định thực hiện biện pháp cưỡng chế trước để đảm bảo thu đủ số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế.
Vì thế, doanh nghiệp nợ thuế, không những sẽ bị Nhà nước cưỡng chế để nộp đủ các khoản thuế đang nợ mà còn có thể bị kê biên tài sản. Không thể thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, không thể sử dụng hóa đơn,… Những vấn đề này sẽ gây nên sự đình trệ tình hình sản xuất, kinh doanh. Gây ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp đối với đối tác. Khách hàng nếu doanh nghiệp vẫn muốn hoạt động.

3. Không được thành lập doanh nghiệp mới nếu trước đây có doanh nghiệp đang nợ thuế chưa hoàn tất thủ tục giải thế:

Không thể trả nợ, một số doanh nghiệp đã lựa chọn phương án “bỏ doanh nghiệp”. Tuy nhiên, sau một thời gian “im lặng” thì các chủ doanh nghiệp này lại tiếp tục muốn thành lập doanh nghiệp khác và bỏ mặc “khoản thuế đang nợ” của doanh nghiệp cũ.
Nhưng nhờ có quy định liên thông thông tin giữa các Cơ quan nhà nước mà vấn đề này đã được xử lý. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sở Kế Hoạch và Đầu Tư sẽ đề nghị Tổng cục thuế cấp mã số thuế cho doanh nghiệp. Sau khi tiếp nhận yêu cầu. Tổng cục thuế tiến hành tra cứu, rà soát theo thông tin chứng thực cá nhân. Người đại diện nào đứng tên doanh nghiệp đang nợ thuế sẽ không được cấp mã số thuế để thành lập doanh nghiệp mới mà sẽ được yêu cầu xử lý nợ thuế của doanh nghiệp cũ tồn đọng trước.
Một số ví dụ điển hình như sau:
Ví dụ 1: Công ty A, đăng ký thành lập do Ông Nguyễn X là Người đại diện pháp luật đã bị Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo: “Ông X – Chứng minh nhân dân số 26xxx, đang là Người đại diện pháp luật của Công ty G được thành lập vào tháng 01/2015 có trụ sở ở Đống Đa”. Theo thông báo của Chi cục thuế Hà Nội, Ông X đã bỏ địa điểm kinh doanh.
Ví dụ 2: Tra cứu trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia thì Bà Đỗ D đang đứng tên đại diện pháp luật của 06 công ty được thành lập vào năm 2006, 2008, 2009, 2011, 2014 và 2015. Trong đó, công ty ở Quận Bùi Thị Xuân và Quận Ba Đình hoạt động được 03 năm xong chưa đóng mã số thuế sau đó công ty ngừng kinh doanh được một thời gian.
Hệ thống đăng ký doanh nghiệp luôn cập nhật thường xuyên. Liên tục thông tin, tình trạng của doanh nghiệp, cá nhân. Dựa trên thông báo nhận được từ các Cơ quan nhà nước khác. Hơn nữa, Cục thuế các Tỉnh/Thành phố cũng có danh sách toàn bộ những trường hợp doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn. Do vậy, đối với những trường hợp doanh nghiệp đang nợ thuế như trên. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ từ chối cấp Giấy phép mới khi chủ doanh nghiệp chưa xử lý nợ thuế của doanh nghiệp cũ.

4. Không thể thực hiện thủ tục doanh nghiệp tại Sở KH và Đầu tư khi đang bị cưỡng chế nợ thuế

Văn bản đề nghị cưỡng chế nợ thuế không những được gửi đến doanh nghiệp mà còn được gửi đến Sở Kế Hoạch và Đầu Tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Khi nhận được văn bản này. Sở Kế Hoạch và Đầu Tư sẽ tiến hành khóa hệ thống đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp xử lý hết phần nợ thuế. Và yêu cầu mở khóa cưỡng chế để phục hồi tình trạng pháp lý bình thường. Thì mới có thể thực hiện được các thủ tục doanh nghiệp.
Thông thường doanh nghiệp sẽ không quan tâm hoặc không biết doanh nghiệp mình bị khóa cưỡng chế. Ảnh hưởng thấy rõ và mất nhiều thời gian giải quyết nhất. Là doanh nghiệp không kịp xử lý mở khóa để thực hiện thủ tục doanh nghiệp. Vì theo quy định của Luật doanh nghiệp. Khi có thay đổi về thông tin đăng ký doanh nghiệp. Thì doanh nghiệp phải tiến hành thông báo với Sở Kế Hoạch và Đầu Tư trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay đổi, hoặc khi muốn tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
Hậu quả trong trường hợp này là doanh nghiệp không thể thông báo với Sở Kế Hoạch. Và Đầu Tư đúng quy định nên chưa thể chuyển địa chỉ trụ sở, thay đổi ngành nghề,… theo kế hoạch. Hay rắc rối hơn chính là không tạm ngừng kinh doanh kịp thời gian làm phát sinh hồ sơ. Chi phí thuế và các chi phí khác trong thời gian doanh nghiệp xử lý. Và chờ khôi phục tình trạng pháp lý bình thường.
Từ những điều trên. Nếu một doanh nghiệp đang còn các khoản nợ thuế đến hạn phải hoàn tất. Mà không thực hiện nghĩa vụ sẽ gặp rất nhiều vấn đề rắc rối. Không những gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn gây ảnh hưởng đến cả bản thân Người đại diện của doanh nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang xem nhẹ vấn đề này. Thế nên đến khi phải xuất cảnh hay bị cưỡng chế mới tiến hành xử lý thì sẽ gặp nhiều khó khăn về thời gian và thủ tục.
Văn bản pháp luật:
– Luật doanh nghiệp: hiệu lực từ 01/01/2021;
– Luật quản lý thuế: hiệu lực từ 01/07/2020;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP: hiệu lực từ 04/01/2021;
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP: hiệu lực từ 05/12/2020;
– Thông tư 215/2013/TT-BTC: hiệu lực từ 21/02/2014;

Trên đây là chia sẻ của Kế Toán Trí Đức liên quan Hậu quả khi bỏ ngang doanh nghiệp đang nợ thuế

Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Kế Toán Trí Đức

  1. A-Z quy định xử phạt VPHC về thuế theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP
  2. Tìm Hiểu Khóa Học Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp Tại Công Ty Kế Toán Trí Đức Hà Nội

  3. THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *