Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Trước khi tiến hành kinh doanh thì doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật. Đây là quy trình bắt buộc và ngày càng được tối ưu hóa về các thủ tục hành chính. Các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp được tiến hành như sau:

Các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp được tiến hành như hướng dẫn chi tiết dưới đây.

1. Chuẩn bị thông tin để lập hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Để có được một doanh nghiệp hoàn chỉnh và đúng quy định thì việc tìm hiểu. Và chuẩn bị các thông tin cần thiết để được cơ quan chức năng công nhận là điều vô cùng quan trọng. Những thông tin này sẽ tạo ra hướng đi cho doanh nghiệp.

a) Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Để có được một doanh nghiệp hoàn chỉnh và đúng quy định thì việc tìm hiểu. Và chuẩn bị các thông tin cần thiết để được cơ quan chức năng công nhận là điều vô cùng quan trọng. Những thông tin này sẽ tạo ra hướng đi cho doanh nghiệp.

Có các loại hình cho doanh nghiệp có thể lựa chọn là Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần.

Bài viết chi tiết sau đây về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp dựa trên yếu tố pháp lý. Và kinh nghiệm thực tiễn sẽ giúp bạn lựa chọn đúng đắn nhất loại hình doanh nghiệp cho nhu cầu của mình.

Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?

Nên lựa chọn thành lập theo loại hình doanh nghiệp nào là câu hỏi mà Nhà khởi nghiệp mong muốn tìm câu trả lời thỏa đáng. Mỗi loại hình đều có ưu nhược tương ứng, để lựa chọn chính xác. Cần nắm rõ các ưu nhược điểm

b) Bước 2: Lựa chọn tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp sẽ gắn liền với thương hiệu của doanh nghiệp. Và là tiêu chí để khách hàng và đối tác lưu tâm và tìm đến. Nên chọn cho doanh nghiệp một cái tên phù hợp, ngắn gọn. Dễ nhớ nhưng có thể tạo điểm nhấn trong mắt khách hàng mỗi khi nhắc đến. Quan trọng hơn hết việc đặt tên không được để bị trùng. Hoặc gây nhầm lẫn với Tên của các công ty đã thành lập trước đó. Và phải gắn liền với loại hình doanh nghiệp của công ty.

Hướng dẫn các đặt tên công ty, tên doanh nghiệp

Đặt tên công ty là công việc tưởng chừng đơn giản. Nhưng nó góp phần quan trọng trong việc hình thành giá trị

c) Bước 3: Lựa chọn địa chỉ trụ sở chính

Trụ sở của doanh nghiệp chính là nơi Công ty đặt cơ quan điều hành. Và không nhất thiết phải là nơi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Trụ sở chính phải có địa chỉ được xác định gồm Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/ tổ/ xóm/ ấp/ thôn, Xã/ Phường/ Thị trấn, Quận/ Huyện/ Thị xã/ Thành phố thuộc tỉnh, Tỉnh/ Thành phố. Địa chỉ phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

d) Bước 4: Xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành nghề. Lĩnh vực mà doanh nghiệp muốn xác lập đầu tư, kinh doanh và định hướng chiến lược phát triển. Việc đăng ký ngành nghề với Sở kế hoạch và Đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được phạm vi hoạt động và giúp cơ quan nhà nước đê dàng quản lý hơn.

Ngành nghề kinh doanh này sẽ được chuẩn hóa theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Và khi đã xác định được ngành nghề kinh doanh thì sẽ giúp doanh nghiệp biết được những ngành nghề nào được phép kinh doanh. Những ngành nghề nào cấm kinh doanh và những ngành nghề nào có điều kiện để bổ sung các loại Giấy phép cũng như nguồn vốn cho phù hợp.

e) Bước 5: Xác định mức vốn điều lệ – Quyết định tỷ lệ góp vốn

Vốn điều lệ là số vốn do chủ sở hữu, các thành viên. Cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định (không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và được ghi vào Điều lệ doanh nghiệp.

Việc xác định mức vốn này dựa vào khả năng tài chính của chủ thể thành lập doanh nghiệp và kế hoạch. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề có yêu cầu về mức vốn pháp định. Thì phải đăng ký mức vốn bằng hoặc lớn hơn mức vốn pháp định đó.

Vốn sẽ do chủ sở hữu, các thành viên, các cổ đông góp. Vì vậy cần xác định tỷ lệ mỗi thành viên. Cổ đông góp sẽ là bao nhiêu. Các thành viên, cổ đông này sẽ chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp của mình trong doanh nghiệp.

f) Bước 6: Lựa chọn Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ thay doanh nghiệp tiến hành nhiều hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giữ vai trò quan trọng. Số lượng Người đại diện theo pháp luật có thể là một hoặc nhiều hơn tùy vào loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thuê người khác làm Người đại diện theo pháp luật và chức danh thông thường sẽ là Giám đốc (Hoặc Tổng Giám Đốc).

Hiểu và chọn người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là chủ thể không thể thiếu trong một doanh nghiệp. Đây được xem là phần nội dung thông tin quan trọng và không thể thiếu trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và cũng là một trong các Chủ thể có quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp bước

g) Bước 7: Lựa chọn cơ cấu tổ chức

Trong mỗi doanh nghiệp sẽ có một mô hình tổ chức cơ cấu hoạt động để tiến hành quản lý và điều hành doanh nghiệp. Nên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, bước đầu sẽ xây dựng mô hình cơ bản nhất như xác định các thành viên trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc,…

h) Bước 8: Chuẩn bị giấy tờ pháp lý cá nhân hoặc tổ chức

Giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc tổ chức sẽ xác định được tư cách tham gia vào các hoạt động kinh doanh, đầu tư. Vì vậy, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp Sở kế hoạch và Đầu tư sẽ yêu cầu giấy tờ pháp lý nhân thân theo quy định của Luật doanh nghiệp trong hồ sơ.

Cần chuẩn bị bản sao Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu/ giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác đối với tổ chức của tất cả thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập, chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đại diện phần vốn góp theo ủy quyền (nếu có).

>>> Xem Thêm : Giả mạo chữ ký có bị phạt ?

2. Soạn thảo hồ sơ

Từ tất cả các thông tin đã chuẩn bị. Doanh nghiệp tiến hành soạn hồ sơ theo các biểu mẫu được quy định sẵn. Các giấy tờ trong hồ sơ phải đảm bảo đầy đủ theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP Về Đăng ký doanh nghiệp.

1. Thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân chính là loại hình doanh nghiệp có thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản nhất so với các loại hình doanh nghiệp còn lại. Tuy thủ tục đơn giản nhưng về quá trình hoạt động lại có những quy định vô cùng chặt chẽ và chịu một số ràng buộc nhất định. Có lẽ chính vì vậy mà thời điểm hiện tại rất ít chủ thể lựa chọn loại hình này để kinh doanh.

a) Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

2. Thành lập công ty hợp danh

a) Hồ sơ thành lập công ty hợp danh gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

3. Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

a) Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

4. Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

a) Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

-Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

5. Thành lập công ty cổ phần

a) Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

3. Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Khi đã có một bộ hồ sơ hoàn chính thì doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Vậy nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp ở đâu là đúng quy định?. Doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ ở Cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh/ Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hình thức nộp hồ sơ

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thì ngoài phương thức đến trực tiếp Cơ quan đăng ký kinh doanh nộp hồ sơ thì doanh nghiệp còn có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp online. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp online này được thực hiện thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh.

Mức lệ phí và thời hạn giải quyết hồ sơ

– Mức lệ phí này chi ra làm 2 loại là lệ phí nộp hồ sơ và lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Đối với lệ phí nộp hồ sơ thì khi nộp trực tiếp sẽ là 50.000 đồng/ 01 bộ hồ sơ và nếu nộp online thì được miễn lệ phí nộp hồ sơ. Lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/ 01 bộ hồ sơ.

Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

4. Thực hiện các thủ tục tiếp theo sau khi thành lập

Khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp tiến hành thực hiện các thủ tục sau khi thành lập.

Trên đây là chia sẻ của Kế Toán Trí Đức liên quan Lịch nộp các loại tờ khai thuế năm 2023

Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Kế Toán Trí Đức

  1. A-Z quy định xử phạt VPHC về thuế theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP
  2. Tìm Hiểu Khóa Học Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp Tại Công Ty Kế Toán Trí Đức Hà Nội

  3. THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *