Chuyển giá: doanh nghiệp Việt Nam cẩn thận bị truy thu thuế

Chuyển giá được hầu hết doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng làm giảm so thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam thông qua công cụ chuyển giá. Từ đó, dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam không nghĩ rằng quy định về chuyển giá cũng nhắm đến mình, hay doanh nghiệp Việt Nam cũng là đối tượng phải thực hiện theo quy định của chuyển giá. Tuy nhiên, điều này không đúng, thông tin chi tiết được trình bày trong các nội dung bên dưới.

Chuyển giá là gì?

Chuyển giá: doanh nghiệp Việt Nam cẩn thận bị truy thu thuế

Chuyển giá được hiểu là việc áp dụng các biện pháp, các thay đổi về chính sách giá trong các giao dịch (giao dịch liên kết) đối với hàng hóa, nhằm mục đích thay đổi giá trị vốn có của hàng hóa hay dich vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong một tập đoàn hay một nhóm liên kết (các bên liên kết) không tuân theo mức giá đã quy định trên thị trường với mục đích cuối cùng là giảm thiếu số tiền vốn phải nộp cho nhà nước.

Các giao dịch liên kết là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

 

7 sai phạm hay gặp về giao dịch liên kết

1. Chuyến giá thông qua các yếu tố đầu vào

Tăng chi phí đầu vào quá cao so với giá thị trường thông qua góp vốn của bên nước ngoài là tài sản, máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ khi doanh nghiệp tự định giá cao hoặc giá nguyên liệu đầu vào cao làm cho giá vốn cao hơn giá bán dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp bị âm hoặc có lãi rất thấp. Ví dụ một số trường hợp như: mua nguyên vật liệu cùng tập đoàn, nhập linh kiện các loại ô tô, máy tính, linh kiện điện tử để sản xuất bán trong nước…

2. Chuyển giá thông qua các yếu tố đầu ra

Xác định giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho công ty mẹ thấp hơn giá thị trường. Ví dụ một số trường hợp như: giá gia công, các sản phẩm ngành may mặc, giày da, sản phẩm phản mềm, điện tử…

Chuyển giá: doanh nghiệp Việt Nam cẩn thận bị truy thu thuế
3. Chuyển giá thông qua cung cấp dịch vụ

Chuyển giá thông qua cung cấp dịch vụ, tiếp thị, quảng cáo, quản lý tư vấn, hỗ trợ… nhưng trên thực tế dịch vụ đó không phát sinh.

4. Các chi phí công ty mẹ phân bổ cho công ty con

Các chi phí công ty mẹ phân bổ cho công ty con các khoản thanh toán hộ trong tập đoàn thường không minh bạch, không chứng minh được dịch vụ đã cung cấp.

5. Chi trả các khoản về nhãn hiệu, bản quyền

Chi trả các khoản về nhãn hiệu, bản quyền, chi phí huấn luyện, đào tạo không chứng minh được tính hợp lý.

6. Trả lãi vay cho các bên liên kết

Trả lãi vay cho các bên liên kết cao hơn lãi suất của ngân hàng thương mại hoặc cho vay không lãi suất nhằm chuyển lãi về cho bên liên kết lỗ hay được ưu đãi thuế (miễn, giảm thuế, thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp thấp).

7. Giao dịch với các công ty có thuế suất ưu đãi

Giao dịch với các công ty có thuế suất ưu đãi hoặc công ty có trụ sở đặt tại các “thiên đường thuế”.

Các giao dịch là đối tượng phải lập hồ sơ chuyển giá thường bỏ sót

Trường hợp 1: “Công ty có vay vốn ngân hàng thương mại để phục vụ kinh doanh trên 25% vốn chủ sở hữu theo Nghị định 132. Giao dịch này có phải là giao dịch liên kết hay không?”

Tổng Cục thuế đã trả lời ngày 18/03/2021 trên trang web như sau:

“Tại điểm d và điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:

d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.

Căn cứ quy định nêu trên trường hợp Công ty có vay vốn ngân hàng với khoản vốn vay lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu của Công ty và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty thì giữa Công ty và Ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết.”

>>> Xem Thêm : Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Trường hợp 2: “Trong năm công ty có phát sinh giao dịch mượn tiền của chủ doanh nghiệp đồng thời là người đại diện pháp luật lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu

Tổng Cục thuế cũng đã căn cứ vào điểm d và điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP để trả lời ngày 18/03/2021 trên trang web như sau:

“Trường hợp Công ty mượn tiền của chủ doanh nghiệp đồng là người đại diện pháp luật điều hành, kiểm soát doanh nghiệp với số tiền lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với chủ doanh nghiệp là giao dịch liên kết.”

Trường hợp 3: “Công ty cổ phần thiếu vốn lưu động có thể vay của cá nhân – không phải là cổ đông nhưng là người có quan hệ gia đình với cổ đông với mức lãi suất 0% không? Trường hợp trên có bị coi là có giao dịch liên kết không? Nếu có thì áp dụng như thế nào?”

Tổng Cục thuế đã trả lời ngày 18/03/2021 trên trang web như sau:

“Tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:

  1. l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này. “

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty mượn tiền của một cá nhân mà cá nhân đó có quan hệ gia đình với cổ đông (là người điều hành, kiểm soát doanh nghiệp) với số tiền lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với cá nhân có quan hệ gia đình với cổ đông đó là giao dịch liên kết.

Doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.”

Doanh nghiệp cần làm gì khi có giao dịch liên kết

Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2020.

Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và nộp cùng thời hạn với Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Rủi ro gặp phải nếu doanh nghiệp không lập tờ khai cho giao dịch liên kết

Doanh nghiệp có khả năng sẽ sai sót khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN nếu không loại chi phí lãi vay theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP, dẫn đến nộp thiếu thuế TNDN nếu có. Cụ thể là, tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.

Cũng theo Nghị định này, Cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận; thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với người nộp thuế không tuân thủ quy định về kê khai, xác định giao dịch liên kết; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, dữ liệu kê khai xác định giá giao dịch liên kết.

Ngoài ra, cơ quan thuế còn xử phạt hành chính doanh nghiệp như về việc chậm nộp tờ khai, cũng như các lãi phạt phát sinh kèm theo nếu có.

Nếu quý doanh nghiệp có các vấn đề cần hỗ trợ và tư vấn, vui lòng liên hệ ngay với Bộ phận Tư vấn của chúng tôi để được kịp thời giải đáp

Trên đây là chia sẻ của Kế Toán Trí Đức liên quan Chuyển giá: doanh nghiệp Việt Nam cẩn thận bị truy thu thuế

Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Kế Toán Trí Đức

  1. A-Z quy định xử phạt VPHC về thuế theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP
  2. Tìm Hiểu Khóa Học Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp Tại Công Ty Kế Toán Trí Đức Hà Nội

  3. THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *