Kê khai giao dịch liên kết cho doanh nghiệp tại Việt Nam

gười nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định của Chính phủ về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam.

Kê khai giao dịch liên kết cho doanh nghiệp tại Việt Nam

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI GIAO DỊCH LIÊN KẾT CHO DOANH NGHIỆP

Bài viết sau đây hướng dẫn đầy đủ về Kê khai giao dịch liên kết cho doanh nghiệp tại Việt Nam

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI GIAO DỊCH LIÊN KẾT

1. Trách nhiệm kê khai giao dịch liên kết

Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.

Người nộp thuế có trách nhiệm chứng minh việc thực hiện phân tích, so sánh và lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định này khi Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

2. Hồ sơ kê khai giao dịch liên kết (Các phụ lục giao dịch liên kết)

Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Trách nhiệm lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

Người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết là các thông tin, tài liệu, số liệu, chứng từ gồm:

a) Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Hồ sơ quốc gia là các thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Hồ sơ toàn cầu là các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

d) Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định này (Khi Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ mười tám nghìn tỷ đồng trở lên; hoặc Người nộp thuế tại Việt Nam có công ty mẹ tối cao tại nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại khoản này)

4. Thời gian lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm và phải lưu giữ, xuất trình theo yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan thuế. Khi Cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra người nộp thuế, thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Luật Thanh tra kể từ khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin.

Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và các thông tin tài liệu, chứng từ của người nộp thuế cung cấp cho Cơ quan thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Các dữ liệu, chứng từ và tài liệu sử dụng làm căn cứ phân tích, so sánh, xác định giá giao dịch liên kết phải nêu rõ nguồn gốc xuất xứ. Trường hợp dữ liệu của các đối tượng so sánh độc lập là số liệu kế toán, người nộp thuế có trách nhiệm lưu trữ và cung cấp cho Cơ quan thuế bằng bản mềm, dưới định dạng bảng tính.

5. Thời gian Nộp Tờ khai giao dịch liên kết

Tờ khai Giao dịch liên kết được nộp cùng tờ khai Quyết toán thuế TNDN hàng năm.

Như vậy, thời điểm nộp tờ khai giao dịch liên kết được nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

6. Thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi được cơ quan thuế yêu cầu (Khi thanh tra, kiểm tra)

Người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thông tin, tài liệu tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi có yêu cầu của Cơ quan thuế trong quá trình tham vấn trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điều 20 Nghị định này. Thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết không quá 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của Cơ quan thuế. Trường hợp người nộp thuế có lý do chính đáng thì thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được gia hạn 01 lần không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn.

CÁC MỨC PHẠT NẾU KHÔNG NỘP HỒ SƠ CHUYỂN GIÁ

Kê khai giao dịch liên kết cho doanh nghiệp tại Việt Nam

Hậu quả nếu không nộp kê khai và hồ sơ giao dịch liên kết

Theo quy định của Luật quản lý thuế, các khoản phạt gồm có: phạt 10% đến 20% đối với số tiền thuế bị truy thu tùy thuộc vào kỳ tính thuế, cùng tiền lãi chậm nộp (0,05%/ngày đến 0,07%/ngày đối với số tiền thuế bị truy thu (0,03%/ngày đối với giai đoạn từ ngày 01/07/2016) hoặc phạt trốn thuế (từ một đến ba lần số thuế bị truy thu), tùy thuộc vào bản chất và hoàn cảnh của lỗi vi phạm.

Tuy nhiên, rủi ro nhất đối với các doanh nghiệp không lập Hồ sơ giao dịch liên kết hoặc lập Hồ sơ giao dịch liên kết không tuân thủ quy định là số tiền thuế bị truy thu sẽ căn cứ theo mức ấn định của cơ quan thuế theo quy định dưới đây, về cơ bản là theo hướng không có lợi cho người nộp thuế.

Cùng với các khoản phạt, doanh nghiệp cũng có thể bị ảnh hưởng về uy tín trên thị trường và bị đưa vào danh sách các doanh nghiệp có rủi ro cao về chuyển giá của Cơ quan thuế, dẫn đến các cuộc thanh tra/ kiểm tra thuế định kỳ hơn.

MIỄN KÊ KHAI GIAO DỊCH LIÊN KẾT

Căn cứ theo Nghị định 132/2020/CP-NĐ ngày 05 tháng 11 năm 2020 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, theo đó, nêu ra các trường hợp được miễn trừ kê khai, miễn trừ làm tờ khai, hồ sơ, báo cáo chuyển giá.

Các trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập tờ khai, Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết như sau:

1. Doanh nghiệp chỉ cần lập mục I và II của Phụ lục I

Người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại mục III, mục IV Phụ lục I (Doanh nghiệp chỉ cần lập mục I và II của Phụ lục I), miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này trong trường hợp thỏa mãn cả 3 điều kiện sau đây:

  • Chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, (và) áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

2. Khai đầy đủ Phụ lục I nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:

a) Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;

b) Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế. Các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;

c) Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp (không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính) trên doanh thu thuần, bao gồm các lĩnh vực như sau:

– Phân phối: Từ 5% trở lên;
– Sản xuất: Từ 10% trở lên;
– Gia công: Từ 15% trở lên.

Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.

Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu nhưng không theo dõi, hạch toán riêng được chi phí phát sinh của từng lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì thực hiện phân bổ chi phí theo tỷ lệ doanh thu của từng lĩnh vực để áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.

Trường hợp người nộp thuế không theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu và chi phí của từng lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh để xác định tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với từng lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần của lĩnh vực có tỷ suất cao nhất.

Trường hợp người nộp thuế không áp dụng theo mức tỷ suất lợi nhuận thuần quy định tại điểm này thì phải lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định.

Qua bài viết trên đây, Kế Toán Trí Đức đã giải đáp mọi thông tin bạn cần biết về Kê khai giao dịch liên kết cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Mục tiêu của việc quản trị rủi ro.

Cảm ơn các bạn vì đã dành thời gian để xem qua bài viết. Hy vọng với những thông tin trên của bài viết đều sẽ hữu ích với các ban đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *