Giá vốn hàng bán là gì? Giá vốn hàng bán gồm những gì?

Giá vốn hàng bán là gì? Giá vốn hàng bán gồm những gì? Đây là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi giúp cho quá trình phát triển kinh doanh của bạn thuận lợi, rõ ràng. Hãy cùng Kế Toán Trí Đức tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Giá vốn hàng bán là gì?

Ở trong những khoản đầu tư thi chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các khoản chi phí có thể hiểu và tính toán dễ nhất đó chính là chi phí nhập hàng, các khoản ngân sách có tỷ trọng lớn đối với khâu kinh doanh. Chính vì thế mà bạn cần phải hiểu rõ ràng. Chi tiết các kiến thức về giá vốn hàng bán ở nhiều phương diện kiến thức mà trong đó trước tiên phải hiểu rõ khái niệm.

Thuật ngữ “Giá vốn hàng bán” trong Tiếng anh được gọi là Cost of goods sold. Hiểu theo một cách đơn giản nhất thì giá vốn hàng bán là tất cả các chi phí được sử dụng để tạo ra sản phẩm.

Nó có liên quan tới quá trình bán hàng bao gồm các khoản: giá vốn hàng xuất ho, các chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như chi phí bán hàng.

Trong ngành kinh doanh, giá vốn hàng bán là 1 trong những loại chi phí được đầu tư để sản xuất ra sản phẩm. Loại chi phí này liên quan tới quá trình bán hàng. Bao gồm các khoản như: Giá vốn hàng xuất kho, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng… Hiểu theo chuyên ngành kinh doanh, giá vốn bán hàng là giá vốn của những mặt hàng đã được bán ra.

Do đó, giá của vốn bán hàng sẽ bao gồm các yếu tố về giá vốn của: Hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ… được đầu tư ở 1 thời gian cụ thể.

Sau khi đã hiểu được định nghĩa chung về giá vốn hàng bán. Cần tìm hiểu về các loại hình công ty. Vì với từng loại hình công ty khác nhau thì sẽ có những cách định nghĩa về giá vốn hàng bán khác nhau:

Công ty thương mại: Giá vốn hàng bán là tổng tất cả các chi phí trong quá trình nhập hàng về kho của công ty thương mại, bao gồm: Giá nhập hàng từ các nhà cung cấp, chi phí vận chuyển về kho, thuế, bảo hiểm của hàng hóa… 

Công ty sản xuất: Giá vốn hàng bán sẽ bao gồm nhiều loại chi phí hơn các công ty thương mại do có thêm khoản chi phí nguyên liệu để sản xuất sản phẩm.

2. Giá vốn hàng bán bao gồm những gì?

2.1. Đối với các công ty thương mại

Giá vốn hàng bán chỉ gồm các chi phí mua những mặt hàng đã bán ra tại công ty thương mại đã được hạch toán trong TK154. Các khoản chi phí đó bao gồm:

– Chi phí hàng hóa: Là chi phí để mua những món hàng được sản xuất tại các nhà cung cấp với giá gốc.

– Chi phí vận chuyển: Là chi phí vận chuyển hàng từ nơi cung cấp về kho hàng hay các cửa hàng, đại lý. Chi phí vận chuyển thường được tính theo trọng lượng hàng hóa và số lượng hàng hóa. Tuy nhiên, tùy theo điều khoản hợp đồng, chi phí vận chuyển có thể được tính dựa trên khoảng cách hay các yêu cầu khác của 2 bên.

– Chi phí bảo hiểm hàng hóa: Là chi phí để bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nơi cung cấp đến nơi nhận hàng. Bảo hiểm cho hàng hóa tiêu chuẩn thường chỉ tốn 1% giá trị hàng hóa và vận chuyển.

– Thuế: Bao gồm thuế VAT và thuế nhập khẩu. Thông thường nếu nhập hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Thuế nhập khẩu dường như là 1 khoản bắt buộc.

– Chi phí kho: Là chi phí cần bỏ ra để thuê kho, bãi để lưu hàng nhập về. Thêm vào đó, những mặt hàng tồn cũng sẽ được lưu trữ tại kho.

 

2.2. Đối với những đơn vị sản xuất

Giá vốn hàng bán sẽ dựa trên các khoản của TK621, TK622, TK627. Các khoản chi phí đó bao gồm:

– Chi phí nhân viên xưởng: Là các khoản để chi trả tiền lương, phụ cấp cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất, phụ cấp tiền ăn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định.

– Chi phí vật liệu: Gồm các khoản chi phí dùng cho phân xưởng như: Vật liệu sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời…

– Chi phí dụng cụ sản xuất: Là chi phí để mua những công cụ, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa.

– Chi phí sản xuất: Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất như: Chi phí sửa chữa, chi phí điện, nước, điện thoại…

>>> Xem Thêm : Quản trị dòng tiền là gì? Nguyên tắc quản trị và lập kế hoạch dòng tiền hiệu quả

3. Cách tính giá vốn hàng bán

3.1. Công thức chung để tính giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng mua trong kỳ – Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

Qua đó có thể thấy, giá trị của giá vốn hàng bán phụ thuộc vào phương pháp tính giá hàng tồn kho mà một doanh nghiệp áp dụng. Vì vậy sẽ có các phương pháp khác nhau mà một doanh nghiệp có thể sử dụng khi tính mức hàng tồn kho đã bán trong một thời kỳ.

 

3.2. Những cách tính giá vốn hàng bán

Do mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc thù hoạt động kinh doanh khác nhau cho nên cách tính giá vốn hàng bán ở mỗi nơi sẽ không giống nhau, đó là điều đương nhiên. Vậy để nắm được cách tính giá vốn hàng bán chính xác thì bạn hãy tìm hiểu ở từng loại doanh nghiệp khác nhau. Sau đây là một số cách tính giá vốn hàng bán đang tồn tại:

Công thức tính FIFO (Nhập trước xuất trước)

Cách tính này ý là nhập trước thì xuất trước. Công thức tính giá vốn FIFO chỉ phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng. Hoặc các cửa hàng điện máy, máy tính, điện thoại hay sử dụng. Trong mô hình bán lẻ tạp hóa rất hiếm dùng. Vì việc tính toán dữ liệu rắc rối và phức tạp.

Khi giá tăng, kết quả theo phương pháp FIFO, giá vốn hàng bán thấp hơn. Điều này trong điều kiện lạm phát. Làm tăng thu nhập ròng và kết quả là mức đóng thuế TNDN cao hơn.

Công thức tính LIFO (Nhập sau xuất trước)

Cách tính LIFO (nhập sau xuất trước) ngày nay rất ít khi được sử dụng. Giờ chỉ còn 2 nước là Mỹ và Nhật chấp nhận cách tính này. Tuy nhiên, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) tại Mỹ họ lại phủ nhận vì cho rằng công thức tính như trên thiếu sự chính xác.

Công thức tính Bình quân gia quyền trong giá vốn hàng bán

Phương pháp tính giá vốn hàng bán này gọi là Bình quân gia quyền. Hiện đang được Phần mềm quản lý bán hàng Sapo sử dụng để tính toán giá trị hàng tồn kho. Nhiều nơi khác, công thức tính này còn có tên gọi Bình quân Di Động, hay Bình Quân Liên Hoàn… Và đây cũng là phương pháp tính giá vốn phổ biến nhất mà các phần mềm tân tiến ngày nay đang áp dụng.

Theo phương pháp tính này. Mỗi lần nhập hàng thì giá vốn sẽ được tính lại theo công thức: MAC = ( A + B ) / C

Với:

MAC: Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời

A: Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập

B: Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí

C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập

Phương pháp Giá hạch toán

Phương pháp này được sử dụng để tính giá trị vốn thực tế của hàng xuất kho. Thường là với các doanh nghiệp mua hàng hoá vật tư thường xuyên có sự biến động về giá cả. Khối lượng chủng loại vật tư hàng hoá nhập, xuất kho nhiều. Giá hạch toán là loại giá ổn định do doanh nghiệp xây dựng. Giá này không có tác dụng giao dịch với bên ngoài. Việc nhập xuất trước hết phải tính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong kỳ.

Phương pháp cân đối

Trước hết, tính trị giá thực tế của hàng còn lại cuối kỳ bằng cách lấy số lượng còn lại cuối kỳ nhân với đơn giá mua lần cuối cùng trong tháng. Sau đó dùng công thức cân đối để tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Kế Toán Trí Đức liên quan đến vấn đề: Giá vốn hàng bán là gì?. Giá vốn hàng bán gồm những gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *