Hạch toán mua tài sản cố định – Hướng dẫn chi tiết

Tài sản cố định (TSCĐ) là một phần không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Với kế toán, hạch toán mua TSCĐ là một bút toán quan trọng và cần thiết. Bài viết này Kế Toán Trí Đức sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản về cách hạch toán mua TSCĐ.

Điều kiện ghi nhận TSCĐ

Tài sản của doanh nghiệp đáp ứng 3 tiêu chuẩn sau đây thì được ghi nhận là tài sản cố định:

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế từ tài sản đó trong tương lai;
  • Tài sản đã được sử dụng trên 1 năm trở lên;
  • Nguyên giá tài sản từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên và phải được xác định một cách tin cậy.

Cách xác định nguyên giá mua TSCĐ

Nguyên giá (historical cost) hay giá gốc, chi phí lịch sử, chi phí ban đầu là chi phí hay giá mua sắm ban đầu của một tài sản.

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình = Giá mua + Thuế (Không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) + Các chi phí liên quan

Trong đó:

  • Giá mua: giá thực tế phải trả để mua tài sản. Đối với trường hợp tài sản cố định hữu hình mua trả chậm, trả góp, giá mua là giá tài sản mua theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua không bao gồm lãi trả chậm.
  • Các chi phí liên quan: những chi phí phải chi để đưa tài sản vào trạng thái sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ;…

Lưu ý:

  • Đối với tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là tài sản cố định vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn “Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó”.
  • Đối với nhà cửa, vật kiến trúc được ghi nhận như tài sản cố định và xác định nguyên giá như công thức trên.

>>> Xem Thêm Hoàn thuế thu nhập cá nhân là gì, điều kiện và thủ tục hoàn thuế

Hạch toán mua tài sản cố định

Mua TSCĐ đưa vào sử dụng ngay 

Nếu mua TSCĐ mà không phải lắp đặt, chạy thử, đầu tư … (Không phát sinh các chi phí khác) sử dụng được ngay thì hạch toán:

  • Nợ TK 211 : (Nguyên giá không bao gồm thuế GTGT)
  • Nợ TK 1332 : Thuế GTGT được khấu trừ
    • Có TK 1121, 331

Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình được nhận kèm thiết bị phụ tùng thay thế, ghi:

  • Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
  • Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (1534) (thiết bị, phụ tùng thay thế)
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
    • Có các TK 111, 112, 331 …

Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

+) Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho SXKD, ghi:

  • Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá – ghi theo giá mua trả tiền ngay)
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)
  • Nợ TK 242 – Chi phí trả trước [(Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT (nếu có)
    • Có các TK 111, 112, 331.

+) Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:

  • Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
    • Có các TK 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).

+) Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
    • Có TK 242 – Chi phí trả trước.

Trường hợp được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng ngay cho SXKD, ghi:

  • Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
    • Có TK 711 – Thu nhập khác.

+) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi:

  • Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
    • Có các TK 111, 112, 331,…

Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

  • Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá – chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc)
  • Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (nguyên giá – chi tiết quyền sử dụng đất)
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
    • Có các TK 111, 112, 331,…

Mua TSCĐ qua lắp đặt, chạy thử

Nếu mua TSCĐ mà phải qua lắp đặt, chạy thử, trang bị thêm … trước khi đưa vào sử dụng (KHÔNG sử dụng được ngay) thì hạch toán:

  • Nợ TK 241: Mua sắm TSCĐ
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
    • Có TK 112, 331

Khi có biên bản bàn giao, nghiệm thu:

  • Nợ TK 211: Tài sản cố định
  • Có TK 241: Mua sắm TSCĐ

Nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ:

  • Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
    • Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

 

Ví dụ hạch toán mua tài sản cố định

Trong tháng 8/2017 tại Công ty kế toán Đại An có phát sinh các nghiệp vụ về tài sản cố định như sau:

  1. Ngày 05/08 mua 1 TSCĐ sử dụng ở bộ phận sản xuất, theo HĐ GTGT giá mua 180.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt: 1.100.000đ (gồm thuế GTGT 10%).
  2. Ngày 15/08 mua 1 TSCĐ sử dụng ở bộ phận bán hàng, theo HĐ GTGT có giá mua 150.000.000đ, thuế GTGT 10%, tiền chưa thanh toán. Chi phí lắp đặt phải trả là: 2.200.000₫ (trong đó thuế GTGT 200.000đ).
  3. Ngày 22/08 mua 1 Máy tính xách tay sử dụng cho bộ phận quản lý, theo HĐ GTGT có giá mua là 20.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng chuyển khoản.
  4. Chi phí vận chuyển chỉ bằng tiền mặt: 220.000đ (trong đó thuế GTGT 20.000đ).
  5. Ngày 26/08 Công ty đi vay Ngân hàng để mua 1 TSCĐ sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, theo HĐ GTGT có giá mua là 150.000.000đ, thuế GTGT 10%, thanh toán qua chuyển khoản. Lệ phí trước bạ chi bằng tiền mặt: 1.500.000đ

Yêu cầu:

  • Thực hiện bút toán liên quan các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
  • Hãy xác định các chứng từ kế toán sử dụng làm căn cứ ghi nhận các nghiệp vụ trên.

Hạch toán:

1. Ngày 05/08:

  • Nợ TK 211: 180.000.000₫
  • Nợ TK 133: 18.000.000₫
    • Có TK 331: 198.000.000₫
  • Nợ TK 211: 1.000.000₫
  • Nợ TK 133: 100.000₫
    • Có TK 111: 1.100.000₫

2. Ngày 15/08:

  • Nợ TK 211: 150.000.000₫
  • Nợ TK 133: 15.000.000₫
    • Có TK 331: 165.000.000₫
  • Nợ TK 211: 2.000.000
  • Nợ TK 133: 200.000
    • Có TK 111: 2.200.000

3. Ngày 22/08:

Theo điều 3 Thông tư Số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính: Thì những tài sản có giá trị từ 30.000.000 trở lên thì mới là TSCĐ.

=> Những TS có giá trị < 30 tr là Công cụ dụng cụ. Như vậy trong trường hợp này các bạn hạch toán như sau:

  • Nợ TK 153: 20.000.000
  • Nợ TK 133: 200.000
    • Có TK 112: 22.000.000
  • Nợ TK 153: 200.000
  • Nợ TK 133: 200.000
    • Có TK 111: 2.200.000

Chú ý: Những hóa đơn có giá trị > 20 tr phải thanh toán qua tài khoản ngân hàng thì mới được coi là chi phí hợp lý và được khấu trừ thuế GTGT

4. Ngày 26/08

  • Nợ TK 211: 150.000.000
  • Nợ TK 133: 15.000.000
    • Có TK 112: 165.000.000
  • Nợ TK 331: 165.000.000
    • Có TK 341: 165.000.000
  • Nợ TK 211: 1.500.000
    • Có TK 3339: 1.500.000
  • Nợ TK 3339: 1.500.000
    • Có TK 111: 1.500.000

Trên đây, Kế Toán Trí Đức đã hướng dẫn tổng quan cách hạch toán mua TSCĐ. Mong rằng bài viết hữu ích với công việc kế toán của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *