Hao mòn và khấu hao tài sản cố định khác nhau như thế nào?

Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây về hao mòn vô hình là sự giảm dần thuần tuý về mặt giá trị của tài sản cố định mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của KH&CN; · Khấu hao tài sản: Để thu hồi lại giá trị của tài sản cố định do sự hao mòn trên, cần phải khấu hao tài sản cố định.

1. Hao mòn tài sản cố định là gì? Khấu hao tài sản cố định là gì?

Theo khoản 7, khoản 9 Điều 2 Thông tư số 45/2013/TT-BTC, hao mòn tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định được định nghĩa lần lượt như sau:

Hao mòn tài sản cố định là quá trình giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là kết quả của nhiều yếu tố như bào mòn tự nhiên, tiến bộ kỹ thuật và các tác động khác từ quá trình hoạt động của tài sản cố định.

Còn khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ nguyên giá của một tài sản cố định vào các khoản chi phí sản xuất hoặc kinh doanh một cách có hệ thống trong suốt thời gian trích khấu hao của tài sản đó.

Theo đó, điều này giúp doanh nghiệp hiệu quả hóa việc quản lý tài chính bằng cách chia nhỏ giá trị của tài sản và phản ánh nó vào các giai đoạn sản xuất, kinh doanh cụ thể.

>>> Xem thêm : Doanh nghiệp nào không cần lập Báo cáo tài chính?

2. Các tài sản cố định không phải trích khấu hao

Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC, Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao trừ những tài sản cố định sau:

1- Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

2- Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất.

3- Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sả cố định thuê tài chính).

4- Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

Hao mòn và khấu hao tài sản cố định khác nhau như thế nào? -h1

5- Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp ngoại trừ các tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như:

Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng.

6- Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

7- Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

8- Các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng:

  • Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, tài sản được xây đúc bằng bê tông và bằng đất của các công trình trực tiếp phục vụ tưới nước, tiêu nước (như hồ, đập, kênh, mương);
  • Máy bơm nước từ 8.000 m3/giờ trở lên cùng với vật kiến trúc để sử dụng vận hành công trình giao cho các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi để tổ chức sản xuất kinh doanh cung ứng dịch vụ công ích;
  • Công trình kết cấu, hạ tầng khu công nghiệp do Nhà nước đầu tư để sử dụng chung của khu công nghiệp như: Đường nội bộ, thảm cỏ, cây xanh, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải…;

Trên đây là chia sẻ của Kế Toán Trí Đức liên quan Hao mòn và khấu hao tài sản cố định khác nhau như thế nào?

Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Kế Toán Trí Đức

  1. A-Z quy định xử phạt VPHC về thuế theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP
  2. Tìm Hiểu Khóa Học Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp Tại Công Ty Kế Toán Trí Đức Hà Nội

  3. THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *