Vai trò và 5 mô hình phổ biến hiện nay

Mô hình chuỗi cung ứng là gì?

Mô hình chuỗi cung ứng là một nỗ lực có ý thức với nhiệm vụ đưa toàn bộ quy trình của chuỗi cung ứng (hệ thống tổ chức, con người, hoạt động và nguồn lực liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ đến tay người dùng) vào một trật tự có logic. Thông qua đó, người quản lý có thể giám sát và thúc đẩy đội ngũ nhân sự chinh phục các mục tiêu kinh doanh.

>>> Tham Khảo:Cấu trúc tổ chức theo bộ phận (divisionalized structure)

Các vấn đề mà mô hình này có khả năng giải quyết bao gồm:

• Xác định sản phẩm sẽ sản xuất

• Nhận diện thị trường tiềm năng

• Lựa chọn xưởng sản xuất

• Lựa chọn nhà cung ứng

• Lựa chọn vị trí nhà máy

• Vận chuyển

• Quản lý hàng tồn kho

• Phân phối thành phẩm

• Quản lý kho

• Xây dựng chiến lược sản xuất tiếp theo

Vai trò của mô hình chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp

Mô hình chuỗi cung ứng sẽ tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của một công ty. Và dưới đây là những đóng góp quan trọng nhất:

• Chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng lợi thế cạnh tranh và chỗ đứng trên thị trường

• Tạo điều kiện mở rộng chiến lược phát triển doanh nghiệp theo hướng tốt nhất

• Đảm bảo lượng sản phẩm đầu vào và đầu ra. Cụ thể, đầu vào giúp cung ứng đủ hàng hóa, giảm hàng tồn kho và rủi ro. Phần đầu ra sẽ đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm, duy trì doanh thu, giảm nguy cơ hàng quay đầu và giảm phí tồn kho.

• Duy trì hiệu quả cho các hoạt động Logistics, hậu cần và đem hàng hóa đến tay khách hàng đúng tiến độ. Đồng thời, đảm bảo chất lượng hàng hóa, tối ưu chi phí và mang lại nguồn lợi nhuận cao hơn.

Một số loại mô hình chuỗi cung ứng phổ biến

Hiện nay đang có 5 loại chuỗi cung ứng được ứng dụng phổ biến nhất. Bao gồm:

• Mô hình dòng chảy liên tục

Là giải pháp lý tưởng cho các công ty, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm có nhu cầu cao hoặc thấp mà không cần thiết kế lại. Các quy trình của mô hình này được thiết lập dựa trên sự ổn định của cung và cầu nhằm đảm bảo dòng sản phẩm liên tục. Do đó, các doanh nghiệp cần tập trung vào khâu chuẩn bị nguyên liệu để đáp ứng được lượng sản phẩm lớn.

• Mô hình cung ứng nhanh thường được áp dụng
Trong các công ty, doanh nghiệp bán hàng dựa trên xu hướng như: thời trang, mỹ phẩm, phụ kiện, giày dép,… Quy trình này bị giới hạn nhiều về thời gian do các công ty cần cập nhật xu hướng mới thường xuyên và sản xuất thật nhanh.
Tuy nhiên, nó lại tận dụng được sự nổi tiếng và mức độ quan tâm để tăng doanh thu nhanh chóng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng tìm ra xu hướng mới để thay thế cho các dòng sản phẩm có dấu hiệu hạ nhiệt.
• Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản
Cung ứng đơn giản là khi doanh nghiệp chỉ làm việc và mua bán nguyên vật liệu đầu vào với một nhà cung cấp duy nhất. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ tự sản xuất thành phẩm và trực tiếp bán hàng đến tay người dùng. Và, các hoạt động kiểm soát đều đến từ một phía.
• Mô hình chuỗi cung ứng Agile
Agile là mô hình chuỗi cung ứng phù hợp với những ngành nghề khó đưa ra dự đoán chính xác về sản phẩm mong muốn cho doanh nghiệp. Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ sản xuất đủ sản phẩm dựa theo lượng mua hàng trước đó của người dùng. Nếu dữ liệu mua hàng có xu hướng giảm thì doanh nghiệp cũng cần giảm số lượng sản xuất và ngược lại.

• Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp

Với chuỗi cung ứng phức tạp, các doanh nghiệp thường nhập hàng từ nhiều đơn vị, nhà máy,… Đồng thời, quy trình sản xuất còn có sự tham gia của nhiều đối tác sản xuất và nhà thầu khác nhau. Khi hàng hóa thành phẩm được cho ra đời, chúng sẽ được chuyển đến tay người dùng qua rất nhiều kênh, đơn vị phân phối, thị trường, địa điểm,…

Do đó, chuỗi cung ứng phức tạp có thể đảm bảo hàng hóa luôn được lưu chuyển hiệu quả theo đúng kế hoạch định trước. Tuy nhiên, để hoạt động dưới mô hình này các doanh nghiệp cần biết cách điều phối, xử lý linh hoạt các mối quan hệ và kiểm soát tốt quá trình giao nhận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *