Nhận biết hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Cách nhận biết hóa đơn hợp pháp, hợp lệ, hợp lý là rất quan trọng khi mà hiện nay việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp ngày càng trở nên phổ biến. Doanh nghiệp cần trang bị kiến thức cho mình vì doanh nghiệp là người chịu ảnh hưởng trước tiên về việc hóa đơn không đúng quy định hiện hành.

Cùng Kế Toán Trí Đức tìm hiểu các quy định pháp luật về vấn đề này.

A. Hóa đơn

1. Hóa đơn hợp pháp

Hợp pháp tức là phù hợp với quy định của pháp luật. Theo đó, một hóa đơn hợp pháp phải tuân theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong các văn bản quy phạm điều chỉnh về hóa đơn không đưa ra khái niệm về hóa đơn hợp pháp. Nhưng thông qua các hoạt động sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Chúng ta sẽ nhận biết được nó một cách dễ dàng hơn.

1.1. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Theo quy định tại Khoản 9, Điều 3 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là việc:
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ giả;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
  • Sử dụng hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn. Trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
  • Sử dụng hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
  • Sử dụng hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
Sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ là việc sử dụng:
  • Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định;
  • Hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu. Nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ);
  • Sử dụng hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
  • Sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa. Dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
  • Sử dụng hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa. Dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn). Để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ”

1.2. Hóa đơn hợp pháp

Như vậy, hóa đơn hợp pháp là hóa đơn không thuộc các trường hợp hóa đơn sử dụng bất hơp pháp. Việc phát hành hóa đơn phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

2. Tính hợp lệ của hóa đơn

Một hóa đơn được coi là hợp lệ khi hóa đơn được phát hành với các tiêu chí, nội dung đúng theo quy định hiện hành của pháp luật. Dựa theo các trường hợp không được khấu trừ hóa đơn đầu vào quy định tại Khoản 15 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC và các nguyên tắc lập hóa đơn quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC (đối các các hóa đơn trước ngày 01/07/2022) và Nghị định 123/2020/NĐ-CP (đối với các hóa đơn phát hành từ ngày 10/07/2022), Kế Toán Trí Đức đưa ra được một vài đặc điểm để xác định một hóa đơn được coi là không hợp lệ như sau.

  • Không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn như tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn…, trừ một số trường hợp luật định;

  • Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán, người cung cấp;

  • Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua sản phẩm, người sử dụng dịch vụ;

  • Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền không ghi bằng số và bằng chữ.

  • Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa, phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ. Chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn.

  • Thời điểm xuất hóa đơn phải phù hợp với quy định như tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu. Quyền sử dụng sản phẩm hàng hóa cho người mua, thời điểm hoàn thành/hoàn thành từng phần việc cung cấp dịch vụ,…

  • Phải có đầy đủ chữ ký trên hóa đơn, trừ một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

  • Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) nhưng khi thanh toán lại dùng tiền mặt.

3. Tính hợp lý của hóa đơn

Một hóa đơn khi đưa vào sử dụng không những phải hợp pháp. Hợp lệ mà còn phải là một hóa đơn hợp lý. Hóa đơn hợp lý nếu các nội dung thể hiện trên hóa đơn phù hợp. Với hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh doanh.

Cơ quan thuế luôn đưa ra các phản biện về tính hợp lý. Và hợp lệ của chi phí mà doanh nghiệp phát sinh trong kỳ để loại ra khỏi chi phí được trừ. Doanh nghiệp nếu không chứng minh, phản biện, thuyết phục được cơ quan thuế tin vào sự logic, hợp lý. Có thật các chi phí của doanh nghiệp mình sẽ bị ấn định, truy thu thuế.

Để đảm bảo tính hợp lệ, doanh nghiệp cần phải có đủ hồ sơ chứng từ theo quy định của pháp luật về thuế. Để đảm bảo tính hợp lý, doanh nghiệp cần phải đảm bảo chi phí phát sinh CÓ THẬT. Có cơ sở phát sinh một cách logic. Có liên quan và cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Và vì vậy, hóa đơn của doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo yếu tốt hợp lý, có thật. Chứng minh thuyết phục được với cơ quan thuế.

>>> Xem Thêm : Xây nhà không có giấy phép xây dựng?

B. Chứng từ

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành. Làm căn cứ ghi sổ kế toán như hợp đồng (mua bán, lao động,…). Biên bản giao nhận, phiếu đặt hàng, chứng từ ngân hàng, sao kê ngân hàng,…

1. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán. Và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật kế toán ra tiếng Việt. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác. Và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Bản chứng từ kế toán dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.

Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số. Tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.

2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này. Chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.

Cũng như hóa đơn, các chứng từ khác cũng phải đảm bảo tính hợp lệ, hợp lý. Doanh nghiệp cần phải có đủ hồ sơ chứng từ với các thông tin quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo các chứng từ, các nghiệp vụ phát sinh phát sinh CÓ THẬT. Có cơ sở phát sinh một cách logic, có liên quan và cần thiết cho lĩnh vực mình hoạt động.

Với các thông tin quan trọng về hóa đơn, chứng từ hợp lệ, hợp lý, hợp pháp, doanh nghiệp nắm được bản chất, nắm vững các quy định về hóa đơn. Qua đó, doanh nghiệp có thể tự rà soát được các yếu tố này nhằm đảm báo được sự tin cậy của hóa đơn, chứng từ.

Trên đây là chia sẻ của Kế Toán Trí Đức liên quan Nhận biết hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, hợp lý

Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Kế Toán Trí Đức

  1. A-Z quy định xử phạt VPHC về thuế theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP
  2. Tìm Hiểu Khóa Học Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp Tại Công Ty Kế Toán Trí Đức Hà Nội

  3. THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *