Tạm Ngừng Kinh Doanh Có Bị Thanh Tra Thuế

Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế không? Điều kiện tạm ngừng kinh doanh tại Việt Nam? Nguyên tắc kiểm tra, thanh tra thuế ra sao? Mời quý độc giả cùng Kế Toán Trí Đức tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé

1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc tạm ngừng kinh doanh như sau:

Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

2. Điều kiện tạm ngừng kinh doanh tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 sđ bs 2021 quy định về tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh như sau:

– Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

– Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:

  • Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
  • Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.

>>> Xem Thêm : Những hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể DN

– Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

3. Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ. Nếu trong thời gian tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính nộp thuế, doanh nghiệp đó có thể bị thanh tra thuế bởi tổ chức chuyên trách thực hiện trong công tác kiểm tra của cơ quan thuế.

Căn cứ Điểm d, Khoản 2, Điều 4, Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định Luật Quản lý thuế có quy định:

“Người nộp thuế phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế”.

Như vậy, việc kiểm tra, thanh tra phát sinh ở trong giai đoạn các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh khi doanh nghiệp đó có rủi ro về thuế. Có thể hiểu, khi các doanh nghiệp nhận một thông báo về thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế trong thời gian doanh nghiệp thực hiện tạm ngừng kinh doanh thì việc các cơ quan thuế tiến hành kiểm tra thuế là đúng với quy định của pháp luật và doanh nghiệp có nghĩa vụ phải chấp hành.

Tạm Ngừng Kinh Doanh Có Bị Thanh Tra Thuế

Tiêu chí đánh giá xem một doanh nghiệp có đang trong tình trạng tạm ngừng kinh doanh có rủi ro về thuế hay không dựa vào các tiêu chí như sau:

  • Mức độ tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp
  • Các thông tin nghiệp vụ ngay tại thời điểm ra quyết định để thực hiện phân loại người nộp thuế
  • Số lần mà các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, vì thế mà khi một doanh nghiệp mà thực hiện tạm ngừng kinh doanh bao nhiêu lần thì sẽ được cơ quan thuế cân nhắc để có thể phân loại về mức rủi ro về thuế, gồm các mức là rủi ro rất thấp, thấp, trung bình và cao và rất cao

4. Nguyên tắc kiểm tra, thanh tra thuế 

  • Áp dụng về quản lý rủi ro trong quản lý thuế và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong kiểm tra thuế, thanh tra thuế;
  • Tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế, các quy định khác của pháp luật mà có liên quan và tuân thủ đúng mẫu biểu thanh tra, kiểm tra, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra thuế theo các quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
  • Không được cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế;
  • Khi tiến hành kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế sẽ phải ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra;
  • Việc kiểm tra thuế, thanh tra thuế nhằm để đánh giá tính đầy đủ, tính chính xác, trung thực những nội dung các chứng từ, các thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã thực hiện khai, nộp, xuất trình với các cơ quan quản lý thuế; đánh giá về việc tuân thủ pháp luật về thuế và các quy định khác của pháp luật mà có liên quan của người nộp thuế nhằm để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật

5. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong kiểm tra thanh tra thuế 

– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong kiểm tra thuế

+ Quyền của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh:

  • Từ chối việc kiểm tra khi mà không có quyết định kiểm tra thuế;
  • Từ chối việc cung cấp các thông tin, các tài liệu không liên quan đến những nội dung kiểm tra thuế; các thông tin, các tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu cơ quan thuế giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế;
  • Bảo lưu các ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế;
  • Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
  • Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế.

>>> Xem Thêm : Các trường hợp miễn thuế xuất nhập khẩu theo quy định

+ Nghĩa vụ của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh:

  • Chấp hành các quyết định kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế;
  • Cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, các tài liệu liên quan đến những nội dung kiểm tra theo các yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;
  • Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn là 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra;
  • Chấp hành các kiến nghị tại biên bản kiểm tra thuế, các kết luận, quyết định xử lý kết quả kiểm tra thuế.

– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong thanh tra thuế:

+ Quyền của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong việc thanh tra:

  • Giải trình về các vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
  • Khiếu nại về các quyết định, các hành vi của người ra quyết định thanh tra, của trưởng đoàn thanh tra, của các thành viên của đoàn thanh tra trong quá trình thực hiện thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, về quyết định xử lý sau khi  thanh tra theo các quy định của pháp luật về khiếu nại; trong khi mà chờ giải quyết khiếu nại, thì người khiếu nại vẫn phải thực hiện các quyết định đó;
  • Nhận biên bản thanh tra thuế và yêu cầu cơ quan thuế giải thích nội dung biên bản thanh tra thuế;
  • Từ chối cung cấp các thông tin, các tài liệu không liên quan đến những nội dung thanh tra thuế, các thông tin, các tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật;
  • Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, của trưởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên của đoàn thanh tra thuế theo đúng quy định của pháp luật.

+ Nghĩa vụ của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong việc thanh tra

  • Chấp hành theo quyết định thanh tra thuế;
  • Cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, các tài liệu theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, của trưởng đoàn thanh tra, các thành viên của đoàn thanh tra và sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
  • Thực hiện các yêu cầu, các kiến nghị, kết luận thanh tra thuế, theo quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, của trưởng đoàn thanh tra, của các thành viên của đoàn thanh tra và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Ký biên bản thanh tra.

Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Kế Toán Trí Đức

  1. A-Z quy định xử phạt VPHC về thuế theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP
  2. Tìm Hiểu Khóa Học Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp Tại Công Ty Kế Toán Trí Đức Hà Nội

  3. THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *