Văn phòng đại diện có phải nộp thuế không?

Thế nào là văn phòng đại diện? Văn phòng đại diện có phải nộp thuế không? Cùng Kế toán Trí Đức tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

1.Thế nào là văn phòng đại diện?

Theo khoản 2 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về khái niệm văn phòng đại diện như sau:

“Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”

2.Văn phòng đại diện có phải nộp thuế không?

a.Về thuế môn bài

Theo Công văn 1279/TCT-CS năm 2017 của Tổng cục Thuế trả lời Công văn 88/CT-THNVDT ngày 23/01/2017 của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang về lệ phí môn bài, quy định về lệ phí môn bài đối với văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, như sau:

“Tại Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định người nộp lệ phí môn bài như sau:

Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:

+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật…

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có)…

Căn cứ quy định trên, trường hợp văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài; trường hợp văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh không hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài.”

>>> Xem thêm : Chi nhánh doanh nghiệp có tư cách pháp nhân không ?

Như vậy, từ quy định trên đối với lệ phí môn bài của văn phòng đối diện có 02 trường hợp như sau:

+ Nếu văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài;

+ Nếu văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài.

Mức lệ phí môn bài đối với văn phòng đại diện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC:

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.

b.Về thuế thu nhập cá nhân đối với nhân sự của văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên văn phòng đại diện theo quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC.

c.Về việc sử dụng và phát hành hóa đơn

Tại khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về văn phòng đại diện của doanh nghiệp như sau:

“Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”

Như vậy, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, nên văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, không có thu nhập từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì không phải phát hành và sử dụng hóa đơn.

Văn phòng đại diện phải nộp hồ sơ khai thuế hàng tháng (quý) đối với những sắc thuế Văn phòng đại diện phát sinh phải nộp hoặc phải nộp thay; các sắc thuế không phát sinh, Văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế.

Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Kế Toán Trí Đức

  1. A-Z quy định xử phạt VPHC về thuế theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP
  2. Tìm Hiểu Khóa Học Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp Tại Công Ty Kế Toán Trí Đức Hà Nội

  3. THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *