Xuất khẩu là gì? Vài trò của xuất khẩu là gì?

Xuất khẩu là gì? Nếu còn đang thắc mắc xuất khẩu là gì, thì chắc hẳn bạn mới vào nghề hoặc mới tiếp cận công việc liên quan đến ngoại thương rồi. Bài viết dưới đây, Kế Toán Trí Đức sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn đọc về xuất khẩu là gì?. Vai trò của xuất khẩu là gì?, cùng tham khảo nhé!

Xuất khẩu là gì?

Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cụ thể như sau:

– Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

– Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Vài trò của xuất khẩu

Xuất khẩu là gì? Xuất khẩu đã được xuất hiện từ rất lâu trước đây thông qua hình thức sơ khai chỉ là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia hay vùng lãnh thổ. Theo thời gian cùng sự phát triển của nền kinh tế. Cũng như khoa học, kỹ thuật. Hoạt động xuất khẩu đã và đang ngày càng mở rộng mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng khác nhau.

Hoạt động này diễn ra trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế cả với hàng tiêu dùng cũng như với tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, chung quy lại tất cả những hoạt động này. Đều nhằm mục đích đem lại lợi ích doanh nghiệp và quốc gia xuất nhập khẩu.

Có thể tóm tắt vai trò của xuất khẩu bao gồm:

Đem lại doanh thu cho doanh nghiệp

Việc bán hàng cho khách hàng nước ngoài chính là cách mở rộng thị trường vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Góp phần nâng tầm của doanh nghiệp nội địa. Đây cũng là một trong những lợi ích chính yếu mà buôn bán quốc tế đem lại.

Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế

Các công ty lớn mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng có giá trị ra thị trường quốc tế ngoài việc chiếm lĩnh thị trường. Còn giúp khẳng định tên tuổi công ty. Quốc gia có nhiều thương hiệu mạnh thì cũng được khẳng định thương hiệu của chính quốc gia đó. Có thể thấy rõ điều này qua đóng góp của những tên tuổi lớn cho thương hiệu các quốc gia như: Microsoft, Apple (Mỹ), Sony, Toyota (Nhật Bản), Samsung, Hyundai (Hàn Quốc), Lenovo, Alibaba (Trung Quốc)…

Đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước

Lợi ích này mang tính vĩ mô. Và cũng là yếu tố then chốt mà các quốc gia khuyến khích hoạt động xuất khẩu để đảm bảo cán cân thanh toán và tăng tích lũy và dự trữ ngoại tệ.

Góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu

Thông qua đáp ứng lợi ích của các doanh nghiệp và các quốc gia. Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua khuyến khích việc tận dụng lợi thế tuyệt đối cũng như lợi thế so sánh của các nước.

>>> Xem Thêm: Trade credit là gì?

Các hình thức xuất khẩu

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mua bán hàng hóa. Cung ứng dịch vụ mà bên mua và bên bán trực tiếp thỏa thuận, trao đổi, thương lượng về quyền lợi của mỗi bên phù hợp với pháp luật của các quốc gia các bên cùng tham gia ký kết hợp đồng. Xuất khẩu trực tiếp được tiến hành khá đơn giản. Hoạt động xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu độc lập của một doanh nghiệp xuất khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước. Tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh có lãi. Đúng phương hướng, chính sách luật pháp của Nhà nước cũng như quốc tế.

Trong hoạt động xuất khẩu tự doanh. Doanh nghiệp hoàn toàn nắm quyền chủ động và phải tự tiến hành các nghiệp vụ của hoạt động xuất khẩu từ nghiên cứu thị trường, lựa chọn bạn hàng. Lựa chọn phương thức giao dịch, đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để chi trả các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh và được hưởng toàn bộ phần lãi thu được cũng như phải tự chịu trách nhiệm nếu hoạt động đó thua lỗ. Khi xuất khẩu tự doanh thì doanh nghiệp được trích kim ngạch xuất khẩu. Khi tiêu thụ hàng xuất khẩu doanh nghiệp phải chịu thuế doanh thu, thuế lợi tức. Thông thường, doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài.

Xuất khẩu ủy thác

Xuất khẩu là gì? Hoạt động xuất khẩu uỷ thác là hoạt động xuất khẩu hình thành, giữa một doanh nghiệp hoạt động trong nước có ngành hàng kinh doanh một số mặt hàng xuất khẩu nhưng không đủ điều kiện về khả năng tài chính. Về đối tác kinh doanh… Nên đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương. Tiến hành xuất khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình.

Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục xuất khẩu. Theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một khoản hoa hồng gọi là phí uỷ thác. Quan hệ giữa doanh nghiệp uỷ thác và doanh nghiệp nhận uỷ thác được quy định đầy đủ trong hợp đồng uỷ thác.

Xuất khẩu tại chỗ

Hình thức xuất khẩu tại chỗ thì hàng hóa xuất khẩu sẽ bao gồm những mặt hàng sau:

a) Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa. Phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;

b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất. Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức. Cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao. Nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Tạm nhập tái xuất

Xuất khẩu là gì?. Tạm nhập tái xuất là hình thức mà thương nhân Việt Nam nhập khẩu tạm thời hàng hóa vào Việt Nam. Nhưng sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam sang một nước khác. Hình thức này là tiến hành nhập khẩu hàng hóa nhưng không để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận.

Giao dịch này bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu đã bỏ ra. Khi tiến hành tạm nhập tái xuất. Doanh nghiệp cần tiến hành đồng thời hai hợp đồng riêng biệt. Gồm: hợp đồng mua hàng ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng ký với thương nhân nước nhập khẩu.

Qua bài viết trên đây, Kế Toán Trí Đức đã giải đáp mọi thông tin bạn cần biết về xuất khẩu là gì?. Vài trò của xuất khẩu là gì?. Cảm ơn các bạn vì đã dành thời gian để xem qua bài viết. Hy vọng với những thông tin trên của bài viết đều sẽ hữu ích với các ban đọc.

Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Kế Toán Trí Đức

  1. A-Z quy định xử phạt VPHC về thuế theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP
  2. Tìm Hiểu Khóa Học Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp Tại Công Ty Kế Toán Trí Đức Hà Nội

  3. THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *