Chi phí cận biên (marginal cost) là gì? Cách tính chi phí cận biên

Các nhà quản trị doanh nghiệp luôn nghiên cứu chi phí cận biên vì chỉ số này giúp họ đưa ra những quyết định chính xác trong việc tối ưu khối lượng sản phẩm được sản xuất, chiến lược giá bán, kế hoạch tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy chi phí cận biên là gì? Cách tính chi phí cận biên ra sao hãy cũng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:

Chi phí cận biên là gì

Chi phí cận biên là gì?

Chi phí cận biên (tiếng anh: Marginal Cost) là phần chi phí tăng thêm khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản lượng đầu ra. Chi phí biên cho biết mức phí tổn mà doanh nghiệp cần chi trả hay hy sinh thêm để có được thêm một đơn vị đầu ra.

>> Xem thêm : Đường cong học hỏi kinh nghiệm của Kolb (1976) 

Cách tính chi phí cận biên 

Ta có thể tính chi phí cận biên tại từng thời điểm sản lượng Q bất kỳ như công thức sau:

Cách tính chi phí cận biên

Trong đó:

  •  : là biểu mức thể hiện thay đổi của các biến số.
  • q: sản lượng

Theo công thức trên, nếu sự thay đổi trong q tương đối nhỏ, thì chi phí cận biên MC tại mức sản lượng q chính là giá trị đạo hàm của TC(q) tại điểm sản lượng q.

Với vai trò là một hàm số của sản lượng thì mức chi phí cận biên sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mức sản lượng. Tại các điểm sản lượng khác nhau, chi phí cận biên cũng sẽ thay đổi khác nhau.

Đường chi phí cận biên

Đường chi phí cận biên là một đường cong dạng hình chữ U: Với sản lượng xuất phát thấp thì đường chi phí biên có xu hướng đi xuống khi sản lượng bắt đầu tăng.

Đường chi phí cận biên

Đến một mức sản lượng nhất định, đường chi phí biên sẽ diễn ra với xu hướng ngược lại. Lúc này, nếu mức sản lượng tiếp tục tăng thì chi phí cũng sẽ tăng dần và đường chi phí cận biên sẽ trở thành một đường hướng đi lên.

Hình dạng này của đường chi phí cận biên có nguồn gốc từ các lý do kinh tế giải thích đường chi phí bình quân hay đường tổng chi phí.

Khi sản lượng ban đầu còn ở mức quá thấp, sự dư thừa công suất hay năng lực của một số yếu tố sản xuất cố định và một số lợi thế khác có liên quan đến việc gia tăng quy mô sản lượng.

Chính điều này khiến việc không cần bổ sung thêm mức chi phí tương ứng với mức chi phí ban đầu mỗi đơn vị sản lượng đòi hỏi khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng.

Chi phí cận biên của mỗi đơn vị sản lượng được gia tăng về sau sẽ nhỏ hơn các đơn vị sản lượng trước đó. Chi phí cận biên giảm dần theo đà tăng dần của sản lượng. Về sau, khi những lợi thế này được khai thác hết, chi phí mới bắt đầu xuất hiện do quy mô sản lượng quá lớn, chi phí cận biên chắc chắn sẽ có dấu hiệu tăng lên khi sản lượng tăng.

Xu hướng diễn biến của đường chi phí cận biên về bản chất cũng chính là xu hướng diễn biến của những đường chi phí bình quân hay tổng chi phí. Và chúng ta cũng có thể hoàn toàn suy ra hình dáng của đường này từ những đường khác.

>> Xem thêm : Sự khác biệt giữa mua trước trả sau và thẻ tín dụng

Mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân

Mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân

– Khi chi phí bình quân có dấu hiệu giảm vì sản lượng tăng thì chi phí biên sẽ thấp hơn chi phí bình quân.

– Khi chi phí bình quân tăng thì chi phí biên sẽ lớn hơn chi phí bình quân.

– Khi chi phí bình quân không giảm cũng không tăng, ở mức tối thiểu hoặc tối đa thì chi phí biên bằng chi phí bình quân.

Kết lại Marginal Cost là gì?

Marginal Cost là phần chi phí tăng thêm khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản lượng đầu ra. Chi phí biên cho biết mức phí tổn mà doanh nghiệp cần chi trả hay hy sinh thêm để có được thêm một đơn vị đầu ra.

Qua bài viết trên đây, Kế Toán Trí Đức đã giải đáp mọi thông tin bạn cần biết về Chi phí cận biên (marginal cost) là gì?. Cảm ơn các bạn vì đã dành thời gian để xem qua bài viết. Hy vọng với những thông tin trên của bài viết đều sẽ hữu ích với các ban đọc.

Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Kế Toán Trí Đức

Kế toán tổng hợp từ A – Z – Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *