Hóa đơn xuất sau ngày nghiệm thu có được không?

Hóa đơn xuất sau ngày nghiệm thu có được không, có vi phạm quy định của pháp luật không là vấn đề khiến khá nhiều người thắc mắc. Cụ thể cùng xem câu trả lời tại bài viết sau.

1. Hóa đơn xuất sau ngày nghiệm thu có được không?

Do tính chất đặc thù nên thời điểm xuất hóa đơn đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành không phân biệt đã thu tiền hay chưa.

Theo đó, hóa đơn xuất sau ngày nghiệm thu bị coi là lập hóa đơn không đúng thời điểm.

Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

[…]

c) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

[…]

Theo đó, ngày lập hóa đơn đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là ngày nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

>> Xem thêm: Báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ là gì?

Và thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng theo khoản 5 Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC đối với công trình xây dựng cũng chính là thời điểm lập hóa đơn.

Như vậy, hóa đơn xây dựng, lắp đặt phải xuất vào thời điểm nghiệm thu, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa và không được xuất sau ngày nghiệm thu.

2. Hóa đơn xây dựng xuất sai thời điểm bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy mức độ vi phạm, hành vi lập hóa đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt từ cảnh cáo đến phạt tiền tới 08 triệu đồng/hành vi vi phạm. Cụ thể:

Thời hiệu xử phạt vi phạm đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm là 02 năm kể từ ngày lập hóa đơn.

3. Hóa đơn xuất sai thời điểm bên mua có bị phạt không?

Theo Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC, các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) như sau:

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá từ từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, Công văn 2731/TCT-CS ngày 20/6/2016 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế Tỉnh Hà Nam liên quan đến chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp xử lý vấn đề xuất hóa đơn sai thời điểm đã nêu rõ:

>> Xem thêm : Bán hàng vào khu chế xuất – Thuế suất 10% hay 0%

Căn cứ theo nội dung Thông tư số 96/2015/TT-BTC và Công văn 2731/TCT-CS đối với các hóa đơn đầu vào xuất sai thời điểm bên mua sẽ được đưa vào chi phí khi tính thuế TNDN và kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Theo đó, đối với hóa đơn xuất sai thời điểm, bên mua sẽ không bị xử phạt.

Các hóa đơn đầu vào xuất sai thời điểm thì bên mua vẫn được đưa vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào nếu việc mua bán là đúng thực tế; có hóa đơn, chứng từ thanh toán đầy đủ; bên bán đã kê khai, nộp thuế đầy đủ.

Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Kế Toán Trí Đức

>>> Xem thêm : Kế toán tổng hợp từ A – Z – Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *