Trong quá trình mua hàng, có nhiều tình huống xảy ra như hàng về trước, hóa đơn về sau.Vậy hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau như nào? Đây là vấn đề mà nhiều kế toán quan tâm, bài viết dưới đây của Kế Toán Trí Đức gửi tới quý bạn đọc thông tin về cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau.

>>> Xem thêm: Cách hạch toán hàng bán thẳng không qua kho

1. Chứng từ hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau

Trên thực tế, không phải bao giờ hóa đơn và hàng hóa cũng về cùng một lúc, doanh nghiệp có thể gặp các trường hợp như: Hóa đơn về trước hàng về sau; Hàng về trước hóa đơn về sau

Trường hợp hóa đơn về sau hàng hóa phổ biến hơn cả. Vì chưa có hóa đơn, kế toán chưa thể ghi nhận một cách chắc chắn cả về mặt số lượng và giá trị của hàng hóa, mặc dù đã kiểm kê và so sánh với hợp đồng mua hàng trước đó.

Khi đó để đảm bảo công tác kế toán phản ánh trung thực và phù hợp với thực tế phát sinh thì kế toán sẽ hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau dựa trên căn cứ là các chứng từ sau đây: Hợp đồng/Thoả thuận với các bên, các phiếu nhập, phiếu xuất kho, chứng từ chuyển tiền,…

Cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau

Trong hợp đồng phải ghi rõ: Thời điểm giao hàng, thời điểm giao nhận hoá đơn, chứng từ cho hàng đi đường (bên bán sử dụng Phiếu xuất kho kiêm lệnh vận chuyển/điều động, sau khi giao nhận đủ, thanh toán tiền mới xuất Hoá đơn GTGT).

Cần đối chiếu hàng hóa đó với hợp đồng mua hàng, tiến hành kiểm kê, tạo phiếu nhập kho

Nếu có đầy đủ các chứng từ hợp lệ, bên mua không bị xử phạt vì hàng về trước hóa đơn về sau. Tuy nhiên, bên bán có thể sẽ bị xử phạt xuất hóa đơn muộn (thời điểm xuất hóa đơn đáng lẽ phải là khi chuyển giao xong quyền sở hữu hàng hóa).

2. Cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau

2.1. Căn cứ vào phiếu nhập kho các bạn hạch toán vào sổ theo giá tạm tính chưa có thuế:

Nợ 152 (153, 156): Số lượng nhập x Giá tạm tính

Có 111 (112,331…): Số lượng nhập x Giá tạm tính

>>> Xem thêm: Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đóng bảo hiểm gì?

2.2. Khi hóa đơn về, căn cứ vào hóa đơn, tiến hành hạch toán như sau:

a. Nếu giá mua = Giá tạm tính:

Nơ TK133: Theo số tiền thuế trên hóa đơn.

Có Tk 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất

b. Nếu giá mua > Giá tạm tính

– Phản ánh thuế

Nợ TK133:

Có TK 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất

– Điều chỉnh tăng

Nợ TK 152, 156: Số lượng x (Giá mua – Giá tạm tính)

Có TK 111,112,331: Số lượng mua x (Giá mua – Giá tạm tính)

c. Nếu giá mua < Giá tạm tính

– Phản ánh thuế:

Nợ TK 133:

Có TK 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất

– Điều chỉnh giảm:

Nợ TK 111,112,331: Số lượng x (Giá tạm tính – Giá mua)

Có TK 152, 156: Số lượng x (Giá tạm tính – Giá mua)

Hàng về trước hóa đơn về sau có bị phạt không?

3. Một số lưu ý khi hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau

Thực tế, khi hạch toán các trường hợp hóa đơn về trước hàng về sau, kế toán các doanh nghiệp nên lưu ý một số trường hợp sau để tránh nhầm lẫn.

Thứ nhất, trường hợp hàng về sau nhưng không nhập kho của doanh nghiệp mà chuyển giao thẳng cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế tại phương tiện, tại kho của người bán, tại bến cảng, bến bãi hay gửi thẳng cho khách hàng, gửi bán tại đại lý, ký gửi thì hạch toán như sau:

+ Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán; hoặc Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán.

+ Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường.

Thứ hai, trường hợp hàng hóa đã về như bị hao hụt hay mất mát, kế toán phải căn cứ vào biên bản và phản ánh giá trị hàng tồn kho bị mất, hao hụt như sau:

+ Nợ TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý.

+ Có TK 151: Hàng mua đang đi đường.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt

4. Hàng về trước, hóa đơn về sau có bị phạt không?

Trường hợp hàng về trước hóa đơn về sau luôn khiến các bạn kế toán viên phải bối rối. Theo quy định, nếu ngày lập hóa đơn sai quy định thì sẽ bị phạt như sau:

  • Bên bán bị phạt hành chính từ 4.000.000 – 8.000.000 VNĐ.
  • Bên Mua: Nếu thỏa mãn các yêu cầu theo quy định vẫn được khấu trừ bình thường.

Để tránh bị phạt tiền, bạn cần phải ghi nhớ các quy định trong việc lập hóa đơn. Từ đó trả lời được 8 điều sau:

  • Ngày xuất hóa đơn theo quy định là ngày nào?
  • Ngày hóa đơn sau ngày giao hàng thì có sao không?
  • Ngày hóa đơn trước ngày giao hàng thì có sao không?
  • Ngày hóa đơn trước ngày hợp đồng thì có sao không?
  • Ngày hóa đơn và ngày nghiệm thu thì ngày nào trước ngày nào sau?
  • Ngày hóa đơn điện tử là ngày nào?
  • Ngày lập hóa đơn điện tử khác ngày ký hóa đơn điện tử được không?

Kế Toán Trí Đức đã giải đáp mọi thông tin bạn cần biết về Cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau. Cảm ơn các bạn vì đã dành thời gian để xem qua bài viết. Hy vọng với những thông tin trên của bài viết đều sẽ hữu ích với các bạn đọc.

Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Kế Toán Trí Đức

>>> Xem thêm : Kế toán tổng hợp từ A – Z – Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *