Trong một số trường hợp, doanh nghiệp sẽ được giảm thuế xuất nhập khẩu. Để thực hiện thủ tục xin giảm loại thuế này, doanh nghiệp cần thực hiện những thủ tục và hồ sơ như thế nào? Cùng Kế toán Trí Đức tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

>>> Xem thêm: Cách tạm ngừng kinh doanh mà không phải nộp thuế môn bài

1. Những đối tượng nào phải nộp thuế xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là những hoạt động buôn bán, giao thương hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Những hoạt động này được giám sát bởi cơ quan Hải quan các quốc gia và phải nộp thuế xuất, nhập khẩu theo quy định các nước.

Tại Việt Nam, những đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu được quy định tại Điều 3, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016. Bao gồm:

– Các tổ chức và đơn vị trung gian nhận ủy thác xuất nhập khẩu.

– Cá nhân xuất nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Cá nhân được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:

+ Đại lý làm thủ tục hải quan khi được ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Thủ tục và hồ sơ giảm thuế xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế khi nộp thuế thay cho người nộp thuế;

+ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng khi bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;

+ Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;

+ Chi nhánh được doanh nghiệp ủy quyền nộp thuế thay;

+ Người được ủy quyền nộp thuế thay cho người khác.

– Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới, nhưng không sử dụng cho sản xuất và tiêu dùng, mà đem bán tại thị trường trong nước. Thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chợ biên giới theo quy định của pháp luật.

– Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện được giảm thuế xuất nhập khẩu

Để hưởng giảm thuế xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần tuân theo các điều kiện quy định tại Điều 18 của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016 như sau:
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan, nếu gặp sự hư hỏng, mất mát, và được cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận, doanh nghiệp sẽ được hưởng giảm thuế. Tương ứng với mức tổn thất của hàng hóa mà cơ quan Hải quan sẽ xác định mức giảm thuế. Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng hoặc mất mát toàn bộ, doanh nghiệp sẽ không phải nộp bất kỳ khoản thuế nào.

+ Thủ tục giảm thuế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy trình quy định

>>> Xem thêm: Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương

3. Hướng dẫn thủ tục đề nghị giảm thuế xuất nhập khẩu

Dưới đây là hướng dẫn thủ tục đề nghị giảm thuế xuất nhập khẩu theo quy định tại Điều 32 của Nghị định 134/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 18/2021/NĐ-CP:

3.1. Thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ:

Thủ tục và hồ sơ giảm thuế xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp

Người nộp thuế nên nộp hồ sơ cho Chi cục Hải quan tại nơi làm thủ tục hải quan.
Hồ sơ cần được nộp tại thời điểm làm thủ tục hải quan hoặc chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản xác nhận về mức độ hư hỏng, mất mát, thiệt hại.

3.2. Quy trình xét giảm thuế xuất nhập khẩu

a) Trường hợp nộp hồ sơ tại thời điểm làm thủ tục hải quan:

– Nếu hồ sơ đầy đủ, Chi cục Hải quan sẽ thực hiện giảm thuế trong thời hạn làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 23 Luật hải quan.

b) Trường hợp nộp hồ sơ sau thời điểm làm thủ tục hải quan:

– Hồ sơ đầy đủ: Cục Hải quan lập hồ sơ, kiểm tra thông tin, thẩm định tính chính xác, và gửi Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài chính quyết định giảm thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế về lý do không thuộc đối tượng giảm thuế.

– Hồ sơ chưa đầy đủ: Cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc để bổ sung.

3.3. Chi cục Hải quan kiểm tra thực tế

Đối với trường hợp cần kiểm tra thực tế hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan thì Chi cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế.

Các công việc kiểm tra phải thực hiện trong thời hạn tối đa là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

4. Hồ sơ đề nghị giảm thuế xuất nhập khẩu

Để nộp hồ sơ đề nghị giảm thuế cho hàng hóa xuất, nhập khẩu bị thiệt hại, doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu sau:

(1) Công văn đề nghị giảm thuế:

>>> Xem thêm: Kinh doanh trên FACEBOOK có phải nộp THUẾ không?

– Công văn đề nghị giảm thuế của người nộp thuế gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin tại Mẫu số 3 Phụ lục VIIa hoặc công văn đề nghị giảm thuế theo Mẫu số 08 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

(2) Tài liệu liên quan đến bảo hiểm và đền bù:

Thủ tục và hồ sơ giảm thuế xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp

– Hợp đồng bảo hiểm và thông báo trả tiền bồi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có).

– Trường hợp hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế phải có xác nhận của tổ chức bảo hiểm: 01 bản chụp.

– Hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận đền bù của hãng vận tải đối với trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra (nếu có): 01 bản chụp.

(3) Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại:

– Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại.

– Văn bản xác nhận của một trong các cơ quan, tổ chức có liên quan như Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ban quản lý khu công nghiệp; Ban quản lý khu chế xuất; Ban quản lý khu kinh tế; Ban quản lý cửa khẩu; Cảng vụ hàng hải; Cảng vụ hàng không: 01 bản chính.

(4) Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định:

– Về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa: 01 bản chính.

Kế Toán Trí Đức đã giải đáp mọi thông tin bạn cần biết về Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong số các thị trường mới nổi. Cảm ơn các bạn vì đã dành thời gian để xem qua bài viết. Hy vọng với những thông tin trên của bài viết đều sẽ hữu ích với các bạn đọc.

Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Kế Toán Trí Đức

>>> Xem thêm : Kế toán tổng hợp từ A – Z – Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *