Hướng Dẫn Cách Hạch Toán Kế Toán Dịch Vụ Dành Cho Bạn

 

Muốn trở thành một kế toán ngành dịch vụ bạn cần phải nắm được chuyên môn hạch toán kế toán dịch vụ. Công việc tưởng chừng như giống với những công việc hạch toán thông thường khác nhưng nếu không cẩn thận rất dễ dẫn đến nhầm lẫn sai sót. Bài viết bên dưới sẽ chỉ dẫn chi tiết cụ thể cho bạn cách hạch toán dịch vụ.

  1. Chi phí kinh doanh dịch vụ hạch toán ra sao?

1.1. Những chi phí được hạch toán trong kinh doanh dịch vụ

1.1.1. Xác định đối tượng chi phí kinh doanh dịch vụ

Loại hình và phương thức thực hiện dịch vụ khá đa dạng nên việc xác định đối tượng kế toán chi phí kinh doanh dịch vụ khá phức tạp. Muốn xác định được đối tượng tập hợp chi phí, doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức quản lý và loại hình dịch vụ. Đây là cơ sở để tổ chức kế toán chi phí, tính toán giá thành và kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả.

Các doanh nghiệp dịch vụ khi thực hiện xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh thường tập hợp theo các đối tượng như: Toàn bộ quy trình thực hiện loại hình dịch vụ; Từng bộ phận thực hiện dịch vụ; Từng hợp đồng ký với khách hàng, từng đơn đặt hàng; Từng khâu theo quy trình thực hiện dịch vụ…

1.1.2. Các khoản chi phí được hạch toán trong kinh doanh dịch vụ

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh liên quan đến kinh doanh dịch vụ. Với mỗi khâu kinh doanh chi phí vật liệu trực tiếp sẽ không giống nhau.

Với nghiệp vụ xuất vật liệu từ kho kế toán ghi nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Có TK 152: Nguyên vật liệu. Khi nguyên vật liệu mua về dùng ngay ghi nợ TK 621, nợ TK 1331 (Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ); Ghi có cho TK 111, 112, 331.

Trường hợp nguyên vật liệu sử dụng không hết, cuối tháng đem nhập lại kho kế toán tiến hành hạch toán nợ TK 152, có TK 621. Nếu vật liệu thừa để lại cho tháng sau ghi nợ TK 621 (Bút toán ghi giảm chi phí) và có TK 152. Sang tháng kế tiếp lại ghi tăng chi phí như bình thường: nợ TK 621 và có TK 152.

– Hạch toán chi phí cho nhân công trực tiếp sẽ bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp và những khoản tiền được trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế theo tỷ lệ nhất định.

Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp như sau: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp; Có TK 334 (Phải trả công nhân viên), TK 3382 (Kinh phí công đoàn), TK 3384 (Bảo hiểm y tế), TK 3383 (Bảo hiểm xã hội), TK 3389 (Bảo hiểm thất nghiệp)

– Tập hợp chi phí sản xuất chung là những chi phí còn lại tính chung cho cả đơn vị kinh doanh bao gồm phải trả công nhân viên, hao mòn tài sản cố định, các khoản tạm ứng…

Kế toán thực hiện hạch toán ghi nợ TK 627 (Chi phí sản xuất chung); Ghi có TK 334 (Khoản phải trả công nhân viên), TK 338 (Phải trả phải nộp khác), TK 214 (Hao mòn TSCĐ), TK 111,112, TK 141 (Tạm ứng), TK 153 (Công cụ dụng cụ), TK 152 (Nguyên vật liệu)

– Bên cạnh các chỉ tiêu tính giá thành sản xuất thực tế dịch vụ như trên, hoạt động dịch vụ còn phát sinh thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Những khoản chi phí này là những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để quản lý, tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. Kế toán hạch toán ghi nợ TK 641, 642 và ghi có cho TK 111, 112.

1.2. Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp nào?

Kế toán căn cứ vào mối quan hệ giữa các đối tượng và các chi phí sản xuất để tập hợp chi phí. Các phương pháp hạch toán kế toán dịch vụ có thể áp dụng ở đây là phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ chi phí gián tiếp.

Việc phân bổ chi phí nhằm mục tiêu tính toán đầy đủ chi phí sản xuất của mỗi đối tượng. Đây là cơ sở để tính giá thành dịch vụ và kiểm soát chi phí. Tùy thuộc vào tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn mà mức độ chính xác của kết quả phân bổ sẽ có sự chênh lệch nhất định.

Một tiêu chuẩn phân bổ được đánh giá là thích hợp phải phản ánh được quy luật vận động và phát sinh của chi phí. Kế toán phải dựa trên tính chất, đặc điểm của khoản chi phí cần phân bổ để chọn ra tiêu chuẩn phân bổ phù hợp.

Các tiêu thức mà doanh nghiệp dịch vụ thường lựa chọn để phân bổ các chi phí bao gồm chi phí trực tiếp, sản lượng dịch vụ được quy đổi hoặc doanh thu. Những nguyên tắc kế toán như nguyên tắc trọng yếu, nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc kỳ kế toán cần được lựa chọn phù hợp theo từng đối tượng.

Chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ có thể được tổ chức tập hợp theo các khoản mục chi phí. Những khoản mục này sẽ phục vụ cho công tác quản lý chi phí, xác định giá vốn dịch vụ, tính giá thành dịch vụ hoàn thành cung cấp cho khách hàng.

  1. Hạch toán khoản doanh thu trong kinh doanh dịch vụ

Hạch toán doanh thu và các khoản giảm trừ của doanh thu cung cấp dịch vụ theo chuẩn mực kế toán. Trong kỳ kế toán doanh thu sẽ được tính trên tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khi ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ, phải tuân thủ theo các quy định kế toán. Chỉ khi kết quả của giao dịch về cung cấp dịch vụ được xác định là đáng tin cậy thì kế toán viên mới được phép ghi nhận vào tài khoản doanh thu. Trường hợp nhiều khoản doanh thu được ghi nhận trong kỳ thì giao dịch về cung cấp dịch vụ phải được ghi trong bảng cân đối kế toán của kỳ đó.

Để xác định tính tin cậy của một giao dịch cung cấp dịch vụ thì giao dịch đó phải thỏa mãn tất cả bốn 4 điều kiện: Tính chắc chắn của doanh thu được các định; Giao dịch cung cấp dịch vụ đó có khả năng thu được lợi ích kinh tế; Thời điểm lập bảng cân đối kế toán phần công việc đã được hoàn thành; Chi phí phát sinh cho giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định.

Doanh thu dịch vụ được kế toán ghi nhận: Nợ TK 111 (Tiền mặt), 112 (Tiền gửi ngân hàng), 131 (Khoản phải thu của khách hàng); Ghi có TK 5113 (Doanh thu từ cung cấp dịch vụ), TK 3331 (Thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp)

Cuối kỳ kế toán thực hiện kết chuyển giá vốn, doanh thu, chi phí vào tài khoản 911. Khi đó kết quả hoạt động kinh doanh được xác định như sau:

– Kết chuyển giá vốn, chi phí dịch vụ ghi nợ TK 911 (Xác định kết kinh doanh); Có TK 642 (Chi phí quản lý doanh nghiệp), TK 632 (Giá vốn hàng bán)

– Kế toán hạch toán kết chuyển doanh thu: Nợ TK 5113 (Doanh thu cung cấp dịch vụ); Có tài khoản 911

– Cuối kỳ kinh doanh lãi kế toán hạch toán ghi nợ tài khoản 421 (Lợi nhuận chưa phân phối); Có TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh)

– Nếu kỳ kinh doanh lỗ kế toán ghi nhận kết quả kinh doanh: Nợ tài khoản 911; Có TK 421 (Lợi nhuận chưa phân phối)

Nội dung bài viết đã khái quát những cách thức để hạch toán kế toán dịch vụ. Một kế toán viên chuyên nghiệp cần nắm chắc những kiến thức hạch toán này để công việc kế toán diễn ra trôi chảy. Hãy luyện tập hạch toán thật nhiều để nhanh chóng phát triển sự nghiệp kế toán của bạn nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *