Doanh nghiệp của tôi chuyên sản xuất và kinh doanh hạt điều, nay có cơ hội được xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài qua giới thiệu của một người bạn làm ăn. Bài viết sau đây Kế Toán Trí Đức sẽ hướng dẫn chi tiết các thủ tục hải quan để bạn đọc cùng tham khảo

>>> Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?

1. Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Khác với xuất khẩu, nhập khẩu thông thường là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ một quốc gia này đến quốc gia khác hoặc khu vực được coi là hải quan riêng, xuất nhập khẩu tại chỗ không có việc dịch chuyển của hàng hóa ra khỏi biên giới quốc gia và có bản chất là hoạt động mua bán trong nội địa.

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm của xuất nhập khẩu tại chỗ. Tuy nhiên, có thể hiểu đây là một hình thức giao hàng tại chỗ, hàng được giao trên lãnh thổ quốc gia mà không xuất khẩu ra nước ngoài.

2. Hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC có quy định hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ gồm 03 nhóm sau:

– Nhóm 1: Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị mượn hoặc thuê; nguyên liệu, vật tư dư thừa và phế liệu, phế phẩm theo hợp đồng gia công theo quy định của khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;

– Nhóm 2: Hàng hóa được mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

– Nhóm 3: Hàng hóa được mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (không có hiện diện tại Việt Nam) mà được thương nhân nước ngoài này chỉ định giao hoặc nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

>>> Xem thêm: Quy định về hóa đơn điện tử có mã do cơ quan thuế cấp

3. Thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

Căn cứ khoản 5 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC) có quy định trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ như sau:

– Người xuất khẩu có trách nhiệm:

+ Thứ nhất, phải thực hiện kê khai thông tin tại tờ khai hải quan xuất khẩu, khai vận chuyển kết hợp.

Cụ thể trong đó ghi rõ trong ô ”Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan nhập khẩu và tại ô tiêu chí ”Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trong tờ khai xuất khẩu phải kê khai như sau: #&XKTC hoặc có thể ghi tại ô ”Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;

+ Thứ hai, có trách nhiệm thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo đúng quy định;

+ Thứ ba, thực hiện thông báo khi đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu, cũng như giao hàng hóa cho người nhập khẩu;

+ Cuối cùng, tiếp nhận thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã được hoàn thành thủ tục hải quan từ người nhập khẩu tại chỗ để thực hiện những thủ tục tiếp theo theo quy định.

– Người nhập khẩu có trách nhiệm:

+ Thực hiện kê khai thông tin trên khai hải quan nhập khẩu theo thời hạn quy định, trong đó phải ghi rõ về số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô ”Số quản lý nội bộ doanh nghiệp” như sau: #&NKTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng hoặc ghi tại ô ”Ghi chép khác” đối với tờ khai hải quan giấy;

Thụ tục và quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ gồm những bước gì?

+ Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo đúng quy định;

+ Ngay sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ thì phải thông báo việc đã hoàn thành thủ tục đến người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo;

+ Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất hoặc tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.

– Cơ quan hải quan tại nơi làm thủ tục xuất khẩu có trách nhiệm:

+ Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC

+ Theo dõi các tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ đã được hoàn thành thủ tục hải quan mà chưa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ và thông báo đến Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu để thực hiện việc quản lý, theo dõi và đôn đốc bên nhập khẩu hàng tại chỗ thực hiện thủ tục hải quan.

– Cơ quan hải quan tại nơi làm thủ tục nhập khẩu có trách nhiệm:

+ Tiếp nhận và kiểm tra theo kết quả phân luồng Hệ thống. Nếu phải kiểm tra thực tế hàng hóa mà hàng hóa đã được kiểm tra thực tế ở Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan tại nơi làm thủ tục nhập khẩu không cần kiểm tra thực tế hàng hóa;

+ Đối với hàng hóa được xuất nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định từ thương nhân nước ngoài thì hàng tháng phải tổng hợp, lập danh sách tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan (mẫu số 01/TB- XNKTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC) để gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp các tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ;

+ Phối hợp cùng với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu để thực hiện đôn đốc người nhập khẩu tại chỗ hoàn thành thủ tục hải quan.

Kế Toán Trí Đức đã giải đáp mọi thông tin bạn cần biết về Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?. Cảm ơn các bạn vì đã dành thời gian để xem qua bài viết. Hy vọng với những thông tin trên của bài viết đều sẽ hữu ích với các bạn đọc.

Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Kế Toán Trí Đức

>>> Xem thêm : Kế toán tổng hợp từ A – Z – Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *