Đối với dân công nghệ thì có lẽ thuật ngữ API đã quá đỗi quen thuộc và thường xuyên được đề cập đến rất nhiều. Tuy nhiên, dù đã thuộc lòng khái niệm về API nhưng không phải ai cũng hiểu rõ API marketing là gì? API marketing có thể giúp ích gì cho bạn?

>>> Xem thêm: Fed đã thay đổi những gì để chuẩn bị cho việc giảm lãi suất

Thậm chí, ngay cả với nhiều Marketers thì đây vẫn còn là một mảng khá mới, chưa nắm bắt được nhiều thông tin để tiến hành nghiên cứu chuyên sâu hơn. Chính vì vậy, để giúp bạn giải đáp những thắc mắc này bài viết ngày hôm nay hãy cùng Trí Đức tìm hiểu về API marketing nhé.

API marketing là gì?

API là gì?

Với nhiều bạn có lẽ đây là lần đầu tiên được nghe nhắc đến thuật ngữ này hay dù trước đó được đồng nghiệp, bạn bè mình đề cập đến những cũng không hiểu rõ API là gì. Theo đó, API là tên viết tắt của cụm từ Application Programming Interface. Nếu dịch theo nghĩa tiếng Anh đơn thuần sẽ là giao diện lập trình ứng dụng, nhưng chỉ với một vài từ thế này thì vẫn rất khó để hiểu về thuật ngữ này. Ắt hẳn khi đọc những từ này, nhiều vẫn vẫn rất “hoang mang” và nhất đối với những người không phải dân công nghệ, kiến thức về lĩnh vực này không có nhiều.

>>> Xem thêm: Tiết lộ cách vận hành bên trong kho hàng Amazon

Một trong những lý do khiến nhiều người tại nước ta không hiểu rõ API là gì, dù có thể dịch được nghĩa tiếng Anh từ tên gọi đầy đủ của nó là bởi hiểu sai ý nghĩa về mặt chữ. Vấn đề nằm ở chính cụm “giao diện”, cụm này sẽ dễ khiến chúng ta hiểu sai về API. Đúng hơn thì API sẽ không được hiểu theo nghĩa “giao diện” như cách bạn vẫn biết từ trước đến nay. Nhưng trên thực tế, thì ở một số bối cảnh nhất định thì cách hiểu này vẫn là đúng. Tuy nhiên, cách hiểu đúng nhất về API thì đây là một phương thức – phần mềm trung gian để kết nối các phần mềm, ứng dụng,… với nhau một cách tối ưu nhất.

API sẽ giúp các phần mềm kết nối, giao tiếp từ đó cung cấp thêm các khả năng trong việc truy xuất đến một tập hàm nhất định để tiến hành trao đổi dữ liệu giữa các bên. Ví dụ khi bạn trong quá trình bạn sử dụng một ứng dụng trên điện thoại của mình, nhưng ứng dụng này sẽ kết nối trực tiếp với Internet và thông qua việc kết nối này các dữ liệu sẽ được gửi về máy chủ. Khi dữ liệu đã được gửi thành công đi, máy chủ sau đó sẽ bắt đầu tiến hành các thuật toán để diễn giải hành vi hoặc thực hiện các hành động cần thiết và gửi về thiết bị của bạn. Tiếp đến, thiết bị của bạn sẽ tiếp nhận thông tin và diễn giải chúng, cuối cùng là “trưng” ra những thông tin mà bạn đọc được, nhìn được. Lúc này, API sẽ đóng vai trò trung gian để kết nối và truyền tải dữ liệu giữa ứng dụng bạn dùng và máy chủ.

>>> Xem thêm: Tập đoàn Apple: Hành trình trở thành đế chế công nghệ giá trị nhất toàn cầu

API marketing là gì?

API là một thuật ngữ thuộc về mảng công nghệ, nên nhiều bạn có lẽ sẽ cảm thấy khó hiểu khi nó được đặt trong môi trường tiếp thị. Chỉ với việc “gắn thêm đuôi” marketing vào đằng sau này đã khiến nhiều bạn phải “vò đầu bứt tai”. Vậy API marketing là gì? Về bản chất API được hình thành từ hai yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau. Yếu tố đầu tiên sẽ là mô tả các dữ liệu được tiến hành trao đổi qua lại giữa hai chương trình, được phát triển dưới dạng yêu cầu xử lý data và trả lại data sau khi hoàn tất. Còn yếu tố thứ hai chính là một giao diện phần mềm được xây dựng theo đặc tả đó và cuối cùng nó sẽ xuất bản data theo một “phiên bản” cố định nào đó để chúng ta có thể sử dụng.

>>> Xem thêm: Ngân hàng số là gì?

Dựa trên quy trình hình thành này chúng ta có thể hiểu API marketing chính là một tập hợp các điểm cuối trong quá trình yêu cầu, xử lý, trả về, tiếp nhận và xuất bản của giao diện lập trình ứng dụng của API đồ thị. Từ đó, các nhà tiếp thị sẽ sử dụng những data để tối ưu các hoạt động marketing của mình. Đúng hơn là tiếp cận nhiều khách hàng hơn và kiếm nhiều tiền hơn cho mình thông qua việc phân tích, thu thập các thông tin từ API trao đổi, trò chuyện giữa các phần mềm, hệ thống, ứng dụng,… với nhau.

Thông qua công nghệ tiên tiến, hiện đại, API marketing giúp các doanh nghiệp, công ty có thể xây dựng, phát triển mối quan hệ khăng khít hơn với các “thượng đế” của mình. Điều này đến tự việc các thông tin được thu thập hiệu quả hơn, mức độ chính xác cao hơn và khả năng tiếp cận cao hơn nhờ việc tự động hóa. Không chỉ tăng tỷ lệ chuyển đổi mà API marketing còn giúp bạn quản lý hoạt động kinh doanh của mình được tối ưu hơn trước rất nhiều. Từ đó, sẽ “cải tiến” quy trình làm việc và nâng cao hiệu suất công việc của đội ngũ nhân sự. Các API marketing hầu hết sẽ dựa vào HTTP để bạn có thể truy vết dữ liệu khách hàng, cũng như quảng cáo các hoạt động marketing online và đồng thời các tác nghiệp khác theo lập trình.

>>> Xem thêm: Triển vọng thị trường tài chính quốc tế năm 2024

API thường được ứng dụng ở những đâu?

Trong thời đại công nghệ số, việc ứng dụng API đã trở thành một điều kiện tất yếu của nhiều đơn vị. Tất nhiên, đối với riêng từng API thì các tính năng, phương thức và lợi ích mang lại sẽ có sự khác nhau nhất định. Nhưng phương thức hoạt động và cách ứng dụng cũng không quá khó. Ứng dụng thành công và khai thác đúng cách, “giao diện” này sẽ giúp bạn gặt hái được rất nhiều lợi ích khác nhau. Theo như tìm hiểu, thì API thường sẽ được ứng dụng 3 “vị trí” như sau:

API marketing là gì?

+ API web: Được hiểu là hệ thống giao diện lập trình ứng dụng được sử dụng cho website của bạn. Phần lớn các website đang hoạt động hiện nay đều ứng dụng API để kết nối, update dữ liệu và khai thác dữ liệu cần thiết.

+ API trên hệ điều hành: Trên các hệ điều hành như Windows hay Linux, bạn sẽ thấy họ cung cấp rất nhiều API khác nhau. Trong đó, các hệ điều hành sẽ cung cấp các API đặc tả về các hàm hoặc phương thức, các giao thức kết nối cho người dùng. Nó cho phép chúng ta có điều kiện thuận lợi để tạo ra các phần mềm để có thể giao tiếp trực tiếp với hệ điều hành này.

+ API của thư viện phần mềm hoặc framework: Trong trường hợp này các API sẽ diễn giải và quy định về các hành động mà thư viện yêu cầu, mong muốn với người dùng khi cung cấp. Mỗi một API của thư viện phần mềm hoặc framework sẽ có nhiều cách diễn giải khác nhau. Nhờ vậy, nó cho phép chương trình liên kết dù viết bằng ngôn ngữ khác vẫn có thể sử dụng, kết nối với hệ thống của phần mềm hoặc framework.

>>> Xem thêm: Xây dựng kế hoạch tài chính cho người xuất khẩu lao động

Các thuật ngữ liên quan đến API marketing

Khi tìm hiểu chuyên sâu hơn về API marketing, bạn sẽ thấy còn rất nhiều khái niệm liên quan đến nữa. Vì vậy, muốn hiểu API marketing là gì thì bạn còn cần phải “giải mã” cả những thuật ngữ liên quan này. Đúng hơn, nếu không thể hiểu được hết những thuật ngữ này thì bạn sẽ không biết API marketing bản chất là gì và nó được tiến hành như thế nào. 

Vậy để hiểu rõ hơn và đúng hơn về API marketing hãy cùng chúng tôi “bỏ túi” cả những thuật ngữ sau đây:

1.    Ủy quyền: Để truy cập các điểm cuối của API đồ thị thuộc buộc các ứng dụng, hệ thống, phần mềm của bạn phải tiến hành xóa bỏ đi các lớp ủy quyền của quá trình này. 

2.    Cấu trúc chiến dịch quảng cáo: Trong API marketing sẽ liên quan trực tiếp đến các quảng cáo được tiến hành trên các nền tảng Internet hay còn được biết đến là quảng cáo trực tuyến. Liên quan đến API các nhà Marketers có thể sắp xếp thứ tự quảng cáo, quyền truy cập cũng như nội dung.

>>> Xem thêm: So sánh kinh tế Mỹ dưới thời Trump và Biden

3.    Xác thực: Đề cập đến vấn đề cách nhận và lưu trữ mã truy cập cần dùng.

4.    Lập phiên bản: Phần lớn các API hiện nay và đặc biệt là API dưới dạng dịch vụ đều được phát triển theo mô hình mở rộng theo phiên bản. 

5.    Xét duyệt ứng dụng: Để sở dụng API của các hệ thống thì bạn cần phải thông qua bước xét duyệt ứng dụng bắt buộc, ngoài trừ trong trường hợp chuyển đổi giữ office và API của máy chủ.

6.    Giới hạn tốc độ: API marketing của các hệ thống sẽ luôn thiết lập một giới hạn tốc độ cố định.

7.    Quyền: Liên quan đến các quyền sử dụng, triển khai mà các hệ thống API marketing yêu cầu người dùng. 

8.    Mã lỗi: Khi sử dụng, đôi khi bạn sẽ nhận được các thông báo về mã lỗi API.

9.    Xử lý hậu kỳ: Giai đoạn xử lý hầu kỳ khi hệ thống API nhận được yêu cầu.

API marketing dưới dạng dịch vụ

Về tổng quan chúng thì API được phân chia thành 3 kiểu khác nhau là công khai, riêng tư và đối tác. Trong đó, thường thì các đơn vị không thể phát triển hoặc muốn khai thác tối đa API marketing sẽ sử dụng dưới dạng đối tác hay chính là dạng dịch vụ. Dạng này được hiểu là việc chia sẻ giao diện lập trình ứng dụng khi đã được các bên đối tác chấp thuận thông qua. Hơn thế, xu hướng coi API như “đại diện” cho các tài nguyên được sử dụng chung cũng đã thay đổi thuật ngữ API marketing hiện nay.

API marketing là gì?

Dịch vụ là xu hướng phát triển đang rất HOT hiện nay và cũng được dự đoán sẽ càng “bùng nổ” hơn nữa trong tương lai. Nhờ API marketing dưới dạng dịch vụ mà các đơn vị như Facebook hay Google đẩy mạnh hơn nữa vào việc phát triển các API để tạo nền tảng, thúc đẩy hoạt động marketing cũng như kinh doanh của các đơn vị, đối tác. Các API marketing này sẽ cung cấp các tính năng, công dụng khác nhau cho các nhà phát triển, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề về quảng cáo được triển khai trên hệ thống đó. Thực tế, việc sử dụng API marketing dưới dạng dịch vụ luôn giúp tăng cường hiệu quả cho các hoạt động, chiến lược tiếp thị tổng thể của bạn.

API marketing có thể giúp ích gì cho bạn?

Mỗi một API marketing sẽ có cách hoạt động và phát triển khác nhau và qua đó sẽ hình thành nên các tính năng, công cụ để bạn có thể sử dụng vào từng mục đích của mình. Như vậy, lợi ích mà API marketing mang lại cũng cần phải xem xét trong từng trường hợp cụ thể. Đây là điều bạn cần phải tìm hiểu theo từng API mà mình đang và sẽ áp dụng cho hoạt động tiếp thị của mình. Nhằm giúp các bạn có những thông tin hữu ích, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra các lợi ích của API marketing được ứng dụng trên các nền tảng phổ biến nhất.

>>> Xem thêm: Vận tải biển 2024 đối mặt suy giảm sức mua

 + Đối với API marketing trên Facebook:
•    Tự động hóa hoạt động quản lý quảng cáo
•    Tận dụng tính năng phân bổ nội dung động
•    Tạo đối tượng dựa trên dữ liệu
•    Tối ưu hóa trong thời gian thực
•    Báo cáo và phân tích liền mạch
•    Theo dõi sự kiện chuyển đổi

+ Đối với web API:
•    Tự động hóa
•    Tăng cường khả năng tích hợp các ứng dụng, phần mềm
•    Cập nhật thông tin thời gian thực
•    Cá nhân hóa

Như vậy, có rất nhiều lợi ích khi bạn sử dụng và khai thác đúng cách API cũng như API marketing. Tiêu chuẩn hóa các API còn tạo điều kiện cho việc tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, công ty với nhau trong thời đại công nghệ số.

Một khái niệm đủ khiến nhiều bạn phải mất công, mất sức để tìm hiểu nhưng với sự phát triển và ảnh hưởng của API marketing hiện nay thì đây đều là những thông tin rất cần thiết. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc, băn khoăn nào liên quan đến thuật ngữ này hãy để lại bình luận phía dưới để chúng ta cùng nhau thảo luận nhé. Cảm ơn các bạn đã giành thời gian quý báu của mình để theo dõi bài viết này!.

Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Kế Toán Trí Đức

>>> Xem thêm : Kế toán tổng hợp từ A – Z – Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *