Báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở hợp nhất các báo cáo tài chính riêng lẻ của công ty mẹ, các công ty thành viên và được trình bày như báo cáo tài chính doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói

Dịch vụ làm báo cáo tài chính hợp nhất theo thông tư 202/2014/TT-BTC

1. Đối tượng phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất 

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 202/2014/TT-BTC thì công ty mẹ là công ty nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con (sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu gián tiếp thông qua một công ty con khác) có trách nhiệm lập

Báo cáo tài chính hợp nhất trong các trường hợp sau đây:

– Công ty mẹ là tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty đại chúng quy mô lớn và công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm và Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên dạng đầy đủ, Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng tóm lược (được lập Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng đầy đủ nếu có nhu cầu).

– Đối với công ty mẹ không thuộc các đối tượng nêu trên:

+ Phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất năm dạng đầy đủ;

+ Khuyến khích lập Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược (nếu có nhu cầu).

>>> Xem thêm: Dịch vụ báo cáo thuế Tháng – Quý III/2023

Lưu ý: Công ty mẹ không phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất khi thỏa mãn tất cả những điều kiện sau:

(1) Công ty mẹ không phải là đơn vị có lợi ích công chúng;

(2) Công ty mẹ không phải là thuộc sở hữu Nhà nước hoặc do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối;

(3) Công ty mẹ đồng thời là công ty con bị sở hữu bởi một công ty khác và việc không lập Báo cáo tài chính hợp nhất đạt được sự đồng thuận của các cổ đông, kể cả cổ đông không có quyền biểu quyết;

(4) Công cụ vốn hoặc công cụ nợ của công ty mẹ đó không được giao dịch trên thị trường (kể cả thị trường trong nước, ngoài nước, thị trường phi tập trung (OTC), thị trường địa phương và thị trường khu vực);

(5) Công ty mẹ không lập hồ sơ hoặc không trong quá trình nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để xin phép phát hành các loại công cụ tài chính ra công chúng;

(6) Công ty sở hữu công ty mẹ đó lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho mục đích công bố thông tin ra công chúng phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

2. Yêu cầu của Báo cáo tài chính hợp nhất

Tại Điều 3 Thông tư 202/2014/TT-BTC thì Báo cáo tài chính hơp nhất phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

– Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ trong kỳ kế toán của tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ hay các công ty con trong tập đoàn;

Dịch vụ làm báo cáo tài chính hợp nhất theo thông tư 202/2014/TT-BTC

– Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho việc đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng tạo tiền của tập đoàn trong kỳ kế toán đã qua và dự đoán trong tương lai, làm cơ sở cho việc ra quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào tập đoàn của các chủ sở hữu, nhà đầu tư, chủ nợ hiện tại và tương lai và các đối tượng khác sử dụng Báo cáo tài chính.

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm báo cáo tài chính

3. Thủ tục nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất gồm Báo cáo tài chính hợp nhất năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ (báo cáo quý, gồm cả quý IV và báo cáo bán niên). Báo cáo tài chính hợp nhất năm được lập dưới dạng đầy đủ, Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược (khoản 1 Điều 4 Thông tư số 202/2014/TT-BTC).

Thời hạn nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất:

– Đối với Báo cáo tài chính hợp nhất năm (khoản 1 Điều 6 Thông tư 202/2014/TT-BTC):

+ Thời hạn nộp: 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;

+ Thời hạn công khai: 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

– Đối với Báo cáo tài chính giữa niên độ (khoản 2 Điều 6 Thông tư 202/2014/TT-BTC): phải nộp trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.

>>> Xem thêm: Dịch vụ quyết toán thuế doanh nghiệp

Lưu ý: Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất năm, Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

 

Nơi nhận Báo cáo tài chính hợp nhất (Điều 7 Thông tư 202/2014/TT-BTC):

(1) Cơ quan tài chính:

– Sở Tài chính: đối với các Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước do UBND cấp tỉnh thành lập.

– Cục Tài chính doanh nghiệp (thuộc Bộ Tài chính): đối với các Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trừ các trường hợp sau:

+ Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực Ngân hàng, đầu tư tài chính nộp Báo cáo tài chính hợp nhất Vụ Tài chính Ngân hàng và các tổ chức tài chính (thuộc Bộ Tài chính). Riêng Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC); Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC); Tập đoàn Bảo Việt ngoài việc nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định nêu trên còn phải nộp cho Cục Tài chính doanh nghiệp;

+ Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Cục Quản lý và giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính);

+ Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán.

(2) Đơn vị thực hiện quyền chủ sở hữu: Công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho các đơn vị thực hiện quyền chủ sở hữu.

>>> Xem thêm: Dịch vụ giải thể công ty, doanh nghiệp trọn gói (Mới 2023)

(3) Cơ quan thuế và cơ quan thống kê:

– Tổng cục Thuế, cơ quan thuế địa phương, Tổng Cục thống kê, cơ quan thống kê địa phương: đối với tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;

– Cơ quan Thuế và cơ quan Thống kê địa phương: đối với tập đoàn, công ty mẹ khác.

(4) Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh: đối với công ty mẹ không thuộc sở hữu Nhà nước.

Lưu ý: Công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và các công ty quản lý quỹ phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết.

4. Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ làm báo cáo tài chính hợp nhất theo thông tư 202/2014/TT-BTC của Kế Toán Trí Đức

– Nhằm giảm thiểu chi phí đối với các doanh nghiệp mới thành lập, do số lượng các nghiệp vụ chứa nhiều, báo cáo tài chính không phát sinh nhiều vấn đề nên các chủ doanh nghiệp thường chọn giải pháp tự mình kê khai thuế tài chính hoặc thuê các kế toán ít kinh nghiệm với chi phí thấp nhất để phục vụ công việc kê khai thuế, làm sổ sách kế toán.

Nhưng, hãy thử một phép toán đơn giản sau đây, sử dụng một nhân viên kế toán thuế để đảm nhiệm công việc làm BCTC của công ty nhỏ với mức chi phí nhân công hàng tháng tối thiểu 4 -5 triệu đồng, như vậy một năm doanh nghiệp chi khoảng 50-60 triệu đồng cho một nhân viên kế toán. Trong khi nếu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm thì chi phí bỏ ra sẽ ít hơn nhiều.

Dịch vụ làm báo cáo tài chính hợp nhất theo thông tư 202/2014/TT-BTC

– Cũng vì sử dụng người có ít kinh nghiệm nên thường thì vào cuối năm tài chính các doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành được khâu kê khai thuế, còn hệ thống sổ sách và làm báo cáo tài chính cuối năm chưa được làm kịp đúng thời hạn hoặc có làm nhưng cũng chưa hoàn thiện được hồ sơ, chứng từ kèm theo cho đúng và phù hợp với Luật thuế hiện hành. Đây là một điều rất nguy hiểm cho các doanh nghiệp khi bị kiểm tra, thanh tra, quyết toán thuế…

– Hơn nữa nếu doanh nghiệp thuê một kế toán tổng hợp hay kế toán trưởng giỏi để giải quyết các công việc như làm báo cáo tài chính, kê khai thuế tài chính, thiết lập sổ sách, chứng từ,… thì chi phí để trả lương cho một kế toán như vậy sẽ không hề nhỏ và chưa kể những vấn đề khác phát sinh.

>>> Xem thêm: Kế toán tổng hợp từ A – Z – Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp

Trong một BCTC, cần phải đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc, đảm bảo đủ nội dung để việc làm báo cáo tài chính mang lại hiệu quả tốt nhất, có ý nghĩa đối với công ty. Những thông tin liên quan bao gồm:

  1. Cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề tài chính, hay nói cách khác là vấn đề về tài sản sau một khoảng thời gian hoạt động của doanh nghiệp.
  2. Cung cấp thông tin về nợ và vốn của chủ sở hữu.
  3. Lãi lỗ sau khi phân chia kết quả kinh doanh.
  4. Thuế và các khoản nộp vào Ngân sách nhà nước.
  5. Tất cả những khó khăn hay khúc mắc của quý khách khi làm BCTC đều sẽ được giải quyết gọn ghẽ khi sử dụng Dịch vụ làm Báo cáo tài chính cuối năm của chúng tôi.

 

5. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ làm báo cáo tài chính hợp nhất theo thông tư 202/2014/TT-BTC của Kế Toán Trí Đức

Khi sử dụng dịch vụ làm báo cáo tài chính của chúng tôi Quý Khách hàng sẽ:

  1. Không phải lo lắng về Báo cáo tài chính cuối năm gồm những gì, bởi hồ sơ sổ sách sẽ được lập và hoàn thiện bởi những kế toán trưởng có chuyên môn, kinh nghiệm.
  2. Được cung cấp dịch vụ dựa trên bộ hồ sơ bám sát với hoạt động thực tế của doanh nghiệp, đảm bảo tính chắc chắn khi thanh kiểm tra; Có thể theo dõi tiến độ công việc, xem trực tuyến các báo cáo đầu ra thông qua một tài khoản được cung cấp.
  3. Sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm với chi phí bỏ ra thấp nhưng đem lại hiệu quả công việc cao.
  4. Giải quyết các vấn đề khi chứng từ sai, hỏng, không hợp lệ, không đúng luật, tập hợp chi phí không đúng, chi phí không đủ cơ sở bảo vệ…
  5. Hướng dẫn các thủ tục để được ưu đãi về thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp.
  6. Đảm bảo chính xác trong các vấn đề về nhân sự, tiền lương, bảo hiểm cho người lao động.
  7. Đồng thời trong quá trình thực hiện, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý công ty các nội nội dung và vấn đề liên quan đến kế toán, luật thuế và hóa đơn chứng từ trong hoạt động kinh doanh.
  8. Thông báo cho doanh nghiệp các vấn đề về quỹ tiền mặt, ngân hàng, công nợ, chi phí các loại…
  9. Tư vấn các chính sách, văn bản về thuế, kế toán và các vấn đề xử phạt thuế khi làm sai để doanh nghiệp nắm bắt.
  10. Chỉ ra cho doanh nghiệp những vấn đề tồn đọng trong các vấn đề về kế tóan tài chính năm qua và đưa ra các giải pháp khắc phục cũng như điều chỉnh BCTC các năm trước khi phát hiện sai sót.
  11. Chốt số liệu làm BCTC hoàn chỉnh và nộp cho cơ quan thế theo đúng thời gian nộp báo cáo tài chính được quy định.
  12. In các loại sổ sách, chứng từ bàn giao đầy đủ.

>>> Xem thêm: Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh

Kế Toán Trí Đức là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ làm BCTC uy tín, chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ và nhận làm báo cáo tài chính tại nhà. Hy vọng bài viết hữu ích trên đây sẽ giúp Quý Khách hàng hiểu và nắm được các quy định của pháp luật về nội dung và ý nghĩa của việc lập báo cáo tài chính, BCTC của công ty xây dựng.

Khi đến với Kế Toán Trí Đức, các đơn vị hãy yên tâm tuyệt đối về bảo mật công ty cũng như về chất lượng dịch vụ. Để tìm hiểu thêm và nhận được Dịch vụ làm báo cáo tài chính hợp nhất theo thông tư 202/2014/TT-BTC ở Kế Toán Trí Đức, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến hotline 098.333.7438 hoặc gửi thông tin thắc mắc đến địa chỉ email: tuvanquanlytriduc@gmail.com

Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Kế Toán Trí Đức

>>> Xem thêm : Kế toán tổng hợp từ A – Z – Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *